BTBookstore
Thành viên sáng lập
Agatha Christie
(1890 - 1976)
Agatha Christie - Nữ hoàng của truyện trinh thám thế giới
Agtha Christie sinh ra ở Torquay, Thành phố Devon (Đông Nam nước Anh). Cha của bà là người Mỹ. Mẹ của bà là người Anh, tuy vậy chưa bao giờ Christie có hoặc tuyên bố là có quốc tịch Mỹ. Cha bà là ông Frederick Miller, một nhà giao dịch chứng khoán người giàu có, còn mẹ, bà Clara Bohemer có dòng dõi quý tộc Anh. Christie có một người chị, Margaret Frary Miller (1879-1950) và một người anh Louis Montant Miller (1880-1929). Bố của Agatha Christie mất khi bà còn rất nhỏ, bà Clara là người đã khuyến khích Christie viết từ khi còn bé. Lên 16 tuổi, Christie sang Paris để học hát và piano.
Đường tình duyên của nhà văn nữ này dường như không hoàn toàn xuôi chèo mát mái. Năm 1914 bà lên xe hoa cùng ông Archibald Christie. Từ đó trở đi, tên gọi thân yêu này của người chồng đã trở thành bút danh trong hầu hết các tiểu thuyết của bà. Năm 1928 bà ly hôn với ông Anchibald Christie. Trong lúc tình duyên đang lỡ dở thì ngay sau đó, hạnh phúc lại mỉm cười với bà. Năm 1930 bà làm lễ thành hôn với ông Max Mallowan - một nhà khảo cổ học. Cũng bắt đầu từ đó, bà thường theo chồng trong những chuyến đi sang Trung Đông. Trong những hành trình vượt đại dương xa xôi ấy, bà đã hăm hở, say mê cùng với hành trình sáng tạo văn học mà hệ quả là sự ra đời liên tiếp của nhiều tác phẩm. Những chuyến đi không biết mệt mỏi và lòng ham hiểu biết, khám phá của chồng bà đã thắp sáng lên ngọn lửa sáng tạo văn chương trong tâm hồn bà. Bà đã nói vui một cách vừa hài hước vừa dí dỏm: “Những nhà khảo cổ học là những người chồng lý tưởng - vợ của họ càng già thì họ càng thích thú”.
Ở cái thuở ban đầu không dễ quên ấy, bà bước vào nghiệp văn với lý do hết sức ngẫu nhiên tình cờ. Trong một cuộc trò chuyện giữa mấy chị em gái, các chị của bà cho rằng tiểu thuyết trinh thám rất chán bởi vì chỉ cần xem một vài trang là người đọc đã biết ngay kẻ nào là thủ phạm rồi. Không đồng tình với những ý kiến đó của các chị mình, Agatha Christie đã lặng lẽ dấn thân vào nghề viết như muốn phản biện lại quan niệm của các chị. Và dường như đây chính là mối tơ duyên gắn kết cuộc đời bà với hoạt động sáng tác văn học. Bà đã viết với tất cả vốn hiểu biết và lòng say mê của mình. Trong Đại chiến Thế giới Thứ nhất, khi làm nhiệm vụ cứu thương ngoài mặt trận, Agatha Christie vẫn viết tranh thủ ngay trong lúc nghỉ ngơi.
Năm 1920 bà đã khởi nghiệp văn bằng việc trình làng cuốn tiểu thuyết trinh thám đầu tay của mình: Vụ Styles bí mật. Ngay sau đó là sự ra đời dồn dập của hàng loạt các cuốn tiểu thuyết tiếp theo: Vụ giết ông Roger Ackroyd (1926), Vụ án mạng ở Mésopotamic (1930), Vụ án trên chuyến tàu tốc hành phương Đông (1934), Cái chết trên sông Nil (1937), Mười người da đen bé nhỏ (1939), Curtan (1940)...
Mặc dầu vẫn là một cây bút trẻ, song nghệ thuật viết tiểu thuyết trinh thám của bà đã nhanh chóng đạt tới trình độ điêu luyện. Vì vậy, chỉ sau một thời gian ngắn: năm năm (kể từ khi cầm bút), tác phẩm thứ hai của bà: Vụ giết ông Roger Ackroyd (1926) đã kết tinh hội tụ được những đặc điểm, phẩm chất vốn có của thể loại tiểu thuyết trinh thám và được coi là cuốn sách kinh điển về tiểu thuyết trinh thám. Phần lớn các tiểu thuyết của bà đều được xây dựng trên những nghi vấn một cách đầy đủ và “vận hành” như một cuộc chơi đầy kỳ thú trong đó độc giả chạy đua với nhà thám tử vì cả hai đều nắm được đầy đủ các tình tiết và đều có khả năng ngang nhau trong việc lật mặt nạ tác giả của vụ án với một không gian luôn luôn mở. Dường như ngòi bút của bà đã kết hợp được khá nhuần nhuyễn tính cách trào lộng của người Anh, những lập luận không chút sơ suất theo kiểu Conan Doyle và một sự nhạy cảm, mẫn cảm đặc biệt về tâm lý... Tất cả những điều này đã như một bảo hiểm chắc chắn cho Agatha Christie đạt tới những thành công vang dội về tiểu thuyết trinh thám trên phạm vi toàn thế giới. Những sáng tác của bà đã đạt tới kỷ lục và được dịch ra 63 ngôn ngữ trên khắp các địa lục xuất bản với một số lượng khổng lồ đến hàng chục triệu cuốn. Thật có lý khi người ta tôn vinh bà là: “Nữ hoàng của truyện vụ án”, là người giành ngôi vị thứ hai về tiểu thuyết trinh thám sau nhà văn Conan Doyle.
Có những nhân vật đã gắn bó rất thân thiết với ngòi bút sáng tác, xuất hiện thường xuyên trong hầu hết các tác phẩm của bà như nhân vật Hercule Poirot và bà Marle.
Dưới một bút danh khác là Mary Westmaiott, bà còn gặt hái được những thành công lớn trong các thể loại văn học khác như: Tiểu thuyết tình cảm, kịch bản sân khấu... với 17 vở kịch, một số tác phẩm của bà đã được đưa lên màn ảnh và truyền hình.
Với một gia tài văn học vô cùng phong phú và đồ sộ: gần một trăm tiểu thuyết, truyện trinh thám, vụ án, hình sự, hàng chục vở kịch... năm 1971, bà đã vinh dự được nhận phần thưởng cao quý của Chính phủ Anh: Bắc đầu bội tinh hạng Ba. Bà đã tự định vị bằng sự nghiệp sáng tác của mình.
Trên quan điểm tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của nền văn học thế giới, trước một nhà văn bậc thầy về thể loại tiểu thuyết trinh thám, những năm gần đây, Nhà xuất bản Công an Nhân dân đã liên tục giới thiệu với bạn đọc Việt Nam hàng loạt những tác phẩm của Agatha Christie: Thám tử Hercul Poirot (1996). Vụ Styles bí mật dưới một cái tên mới Đêm bi thảm (2000), Người thiếu phụ tuyệt vọng (2000). Vụ án trên chuyến tàu tốc hành phương Đông (2000), Mười người da đen bé nhỏ (2001)... Ngòi bút tẩm độc; Người tình của Shalott, Những chiếc đồng hồ kỳ lạ...
Ngòi bút tẩm độc, xoay quanh câu chuyện của Jerry, một phi công bị thương tật ở chân, cùng cô em gái về ở vùng nông thôn hẻo lánh, yên tĩnh Lymstoch để tĩnh dưỡng, phục hồi sức khoẻ.
Tại đây, Jerry nhận được lá thư nặc danh với những lời lẽ tục tĩu vu khống anh dẫn gái điếm đến ở chứ không phải em gái. Không riêng Jerry mà nhiều người trong vùng cũng nhận được những lá thư nặc danh với vẫn những lời lẽ tục tĩu vu cáo họ có quan hệ tình dục bất chính, gây xôn xao dư luận, bất bình trong dân chúng và nghi kỵ lẫn nhau.
Bà Symmington, vợ công chứng viên Symmington, một người giàu có và có danh vọng bỗng chết đột ngột. Dư luận cho rằng bà ta không chịu nổi nội dung thư nặc danh vu cáo đứa con trai thứ hai không phải là con ông Symmington và bà khó mà thanh minh nên tự tử.
Jerry cùng thanh tra Nash điều tra xác định là Symmington bị đầu độc bằng xi-a-nuya chứ không phải tự tử và thủ phạm là một người đàn bà, căn cứ vào nội dung thư nặc danh. Trong khi thủ phạm chưa tìm ra thì cô hầu gái nhà Symmington bị đánh chết. Người nhận bức thư nặc danh cuối cùng là cô Elrie Holland, nữ gia sư dạy các con của Symmington, một cô gái vừa trẻ lại rất xinh đẹp. Cô này đưa lá thư cho Symmington, Symmington biết ngay tác giả của bức thư nặc danh là Griffit, người tình của ông ta và tố cáo với Cảnh sát nên Griffit bị bắt giam.
Hành động của Symmington là muốn nhân dịp này loại trừ Griffit để có cơ hội dễ dàng lấy cô Holland xinh đẹp hơn làm vợ, đồng thời trút hết trách nhiệm cho Griffit về tội ác giết bà Symmington và cô hầu gái là người có lẽ biết hành vi của ông ta nhưng chưa dám tố cáo.
Trong Người tình của Shalott, nhân vật chính của tác phẩm cũng là nhân vật chính trong điều tra phá án. Tất cả điều này đã tạo nên tính độc đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Agatha Christie. Bà Marple - Người đã có công khám phá được nhiều vụ án bằng cách nghiên cứu tâm lý, tính cách con người. Trước mặt người chồng và thanh tra Cornish, bà Marple đã phân tích rất sâu sắc và tinh tế nguyên nhân cũng như thủ phạm của vụ án.
Đích danh thủ phạm của vụ án chính là bà Marina - một người luôn luôn ấp ủ ước mơ được tận hưởng niềm hạnh phúc chính đáng và bình dị của người phụ nữ - hạnh phúc làm mẹ. Song bất hạnh thay bà ta lại sinh ra một đứa trẻ tật nguyền. Quá thương xót con, xót thương cho thân phận của mình bà Marina đã cho thuốc an thần vào rượu rồi mời kẻ mà bà nghi đã gây ra thảm hoạ cho mình. Cố tình đánh lạc hướng cuộc điều tra Marina đã viết những bức thư đe doạ. Cuối cùng cả hai nhân vật là Ella và Giuseppe đều đã chết vì đã đi tống tiền người khác. Giuseppe tống tiền ông Feen còn Ella tống tiền Giuseppe. Song vì sao họ đã đi tống tiền để cùng chung một số phận như vậy? Lời giải vẫn đang chờ đợi người đọc khi tiếp nhận, tìm hiểu và khám phá tác phẩm.
Bằng lối tư duy thời gian, hạn chế đến tối đa sự đoán trước của người đọc về tính cách, số phận của các nhân vật cũng như kết thúc câu chuyện... Tiểu thuyết trinh thám của Agatha Christie có một sức hấp dẫn đến kỳ lạ. Các trạng thái tâm lý, tình cảm của người đọc dường như cũng bị cuốn hút theo những sự kiện những tình huống của truyện: khi băn khoăn lo lắng, lúc hồi hộp đến bất ngờ... và chỉ đến trang cuối cùng của cuốn sách, người đọc mới có thể tìm được lời giải cuối cùng và đáp số cho những ẩn số của cuốn sách.
Mặc dầu đạt được những thành tựu xuất sắc như vậy trong nghệ thuật viết tiểu thuyết trinh thám nhưng cũng giống như các nhà văn lớn khác trên thế giới Agatha Christie không bao giờ tự bằng lòng với mình. Bà có thể ngồi hàng tuần lễ, thậm chí hàng tháng để sửa chữa tác phẩm, tự xoá bỏ mình, tự biên tập văn chương của mình. Đây là quá trình vật lộn, tự xoay xở với chính mình hết sức công phu nhọc nhằn, vất vả và thường thấy ở những nhà văn chân chính - những nhà văn đầy ý thức trách nhiệm: trách nhiệm đối với cuộc sống, đối với bạn đọc và đối với chính bản thân mình.
Agatha Christie được phong danh hiệu Nữ Bá tước vào năm 1971. Bà từ trần vào năm 1976, nhưng một số tựa sách của bà vẫn được xuất bản sau đó: Cuốn tiểu thuyết ăn khách Tên sát nhân ngủ mơ được xuất bản vào cuối năm đó, nối tiếp bởi cuốn tự truyện và ba tuyển tập truyện ngắn là Những vụ việc cuối cùng của Bà Marple, Rắc rối ở Vịnh Pollensa và Khi tắt sáng. Năm 1998, Cà-phê đen trở thành vở kịch đầu tiên của bà được Charles Osborne chuyển thể thành tiểu thuyết.
Agtha Christie sinh ra ở Torquay, Thành phố Devon (Đông Nam nước Anh). Cha của bà là người Mỹ. Mẹ của bà là người Anh, tuy vậy chưa bao giờ Christie có hoặc tuyên bố là có quốc tịch Mỹ. Cha bà là ông Frederick Miller, một nhà giao dịch chứng khoán người giàu có, còn mẹ, bà Clara Bohemer có dòng dõi quý tộc Anh. Christie có một người chị, Margaret Frary Miller (1879-1950) và một người anh Louis Montant Miller (1880-1929). Bố của Agatha Christie mất khi bà còn rất nhỏ, bà Clara là người đã khuyến khích Christie viết từ khi còn bé. Lên 16 tuổi, Christie sang Paris để học hát và piano.
Đường tình duyên của nhà văn nữ này dường như không hoàn toàn xuôi chèo mát mái. Năm 1914 bà lên xe hoa cùng ông Archibald Christie. Từ đó trở đi, tên gọi thân yêu này của người chồng đã trở thành bút danh trong hầu hết các tiểu thuyết của bà. Năm 1928 bà ly hôn với ông Anchibald Christie. Trong lúc tình duyên đang lỡ dở thì ngay sau đó, hạnh phúc lại mỉm cười với bà. Năm 1930 bà làm lễ thành hôn với ông Max Mallowan - một nhà khảo cổ học. Cũng bắt đầu từ đó, bà thường theo chồng trong những chuyến đi sang Trung Đông. Trong những hành trình vượt đại dương xa xôi ấy, bà đã hăm hở, say mê cùng với hành trình sáng tạo văn học mà hệ quả là sự ra đời liên tiếp của nhiều tác phẩm. Những chuyến đi không biết mệt mỏi và lòng ham hiểu biết, khám phá của chồng bà đã thắp sáng lên ngọn lửa sáng tạo văn chương trong tâm hồn bà. Bà đã nói vui một cách vừa hài hước vừa dí dỏm: “Những nhà khảo cổ học là những người chồng lý tưởng - vợ của họ càng già thì họ càng thích thú”.
Ở cái thuở ban đầu không dễ quên ấy, bà bước vào nghiệp văn với lý do hết sức ngẫu nhiên tình cờ. Trong một cuộc trò chuyện giữa mấy chị em gái, các chị của bà cho rằng tiểu thuyết trinh thám rất chán bởi vì chỉ cần xem một vài trang là người đọc đã biết ngay kẻ nào là thủ phạm rồi. Không đồng tình với những ý kiến đó của các chị mình, Agatha Christie đã lặng lẽ dấn thân vào nghề viết như muốn phản biện lại quan niệm của các chị. Và dường như đây chính là mối tơ duyên gắn kết cuộc đời bà với hoạt động sáng tác văn học. Bà đã viết với tất cả vốn hiểu biết và lòng say mê của mình. Trong Đại chiến Thế giới Thứ nhất, khi làm nhiệm vụ cứu thương ngoài mặt trận, Agatha Christie vẫn viết tranh thủ ngay trong lúc nghỉ ngơi.
Năm 1920 bà đã khởi nghiệp văn bằng việc trình làng cuốn tiểu thuyết trinh thám đầu tay của mình: Vụ Styles bí mật. Ngay sau đó là sự ra đời dồn dập của hàng loạt các cuốn tiểu thuyết tiếp theo: Vụ giết ông Roger Ackroyd (1926), Vụ án mạng ở Mésopotamic (1930), Vụ án trên chuyến tàu tốc hành phương Đông (1934), Cái chết trên sông Nil (1937), Mười người da đen bé nhỏ (1939), Curtan (1940)...
Mặc dầu vẫn là một cây bút trẻ, song nghệ thuật viết tiểu thuyết trinh thám của bà đã nhanh chóng đạt tới trình độ điêu luyện. Vì vậy, chỉ sau một thời gian ngắn: năm năm (kể từ khi cầm bút), tác phẩm thứ hai của bà: Vụ giết ông Roger Ackroyd (1926) đã kết tinh hội tụ được những đặc điểm, phẩm chất vốn có của thể loại tiểu thuyết trinh thám và được coi là cuốn sách kinh điển về tiểu thuyết trinh thám. Phần lớn các tiểu thuyết của bà đều được xây dựng trên những nghi vấn một cách đầy đủ và “vận hành” như một cuộc chơi đầy kỳ thú trong đó độc giả chạy đua với nhà thám tử vì cả hai đều nắm được đầy đủ các tình tiết và đều có khả năng ngang nhau trong việc lật mặt nạ tác giả của vụ án với một không gian luôn luôn mở. Dường như ngòi bút của bà đã kết hợp được khá nhuần nhuyễn tính cách trào lộng của người Anh, những lập luận không chút sơ suất theo kiểu Conan Doyle và một sự nhạy cảm, mẫn cảm đặc biệt về tâm lý... Tất cả những điều này đã như một bảo hiểm chắc chắn cho Agatha Christie đạt tới những thành công vang dội về tiểu thuyết trinh thám trên phạm vi toàn thế giới. Những sáng tác của bà đã đạt tới kỷ lục và được dịch ra 63 ngôn ngữ trên khắp các địa lục xuất bản với một số lượng khổng lồ đến hàng chục triệu cuốn. Thật có lý khi người ta tôn vinh bà là: “Nữ hoàng của truyện vụ án”, là người giành ngôi vị thứ hai về tiểu thuyết trinh thám sau nhà văn Conan Doyle.
Có những nhân vật đã gắn bó rất thân thiết với ngòi bút sáng tác, xuất hiện thường xuyên trong hầu hết các tác phẩm của bà như nhân vật Hercule Poirot và bà Marle.
Dưới một bút danh khác là Mary Westmaiott, bà còn gặt hái được những thành công lớn trong các thể loại văn học khác như: Tiểu thuyết tình cảm, kịch bản sân khấu... với 17 vở kịch, một số tác phẩm của bà đã được đưa lên màn ảnh và truyền hình.
Với một gia tài văn học vô cùng phong phú và đồ sộ: gần một trăm tiểu thuyết, truyện trinh thám, vụ án, hình sự, hàng chục vở kịch... năm 1971, bà đã vinh dự được nhận phần thưởng cao quý của Chính phủ Anh: Bắc đầu bội tinh hạng Ba. Bà đã tự định vị bằng sự nghiệp sáng tác của mình.
Trên quan điểm tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của nền văn học thế giới, trước một nhà văn bậc thầy về thể loại tiểu thuyết trinh thám, những năm gần đây, Nhà xuất bản Công an Nhân dân đã liên tục giới thiệu với bạn đọc Việt Nam hàng loạt những tác phẩm của Agatha Christie: Thám tử Hercul Poirot (1996). Vụ Styles bí mật dưới một cái tên mới Đêm bi thảm (2000), Người thiếu phụ tuyệt vọng (2000). Vụ án trên chuyến tàu tốc hành phương Đông (2000), Mười người da đen bé nhỏ (2001)... Ngòi bút tẩm độc; Người tình của Shalott, Những chiếc đồng hồ kỳ lạ...
Ngòi bút tẩm độc, xoay quanh câu chuyện của Jerry, một phi công bị thương tật ở chân, cùng cô em gái về ở vùng nông thôn hẻo lánh, yên tĩnh Lymstoch để tĩnh dưỡng, phục hồi sức khoẻ.
Tại đây, Jerry nhận được lá thư nặc danh với những lời lẽ tục tĩu vu khống anh dẫn gái điếm đến ở chứ không phải em gái. Không riêng Jerry mà nhiều người trong vùng cũng nhận được những lá thư nặc danh với vẫn những lời lẽ tục tĩu vu cáo họ có quan hệ tình dục bất chính, gây xôn xao dư luận, bất bình trong dân chúng và nghi kỵ lẫn nhau.
Bà Symmington, vợ công chứng viên Symmington, một người giàu có và có danh vọng bỗng chết đột ngột. Dư luận cho rằng bà ta không chịu nổi nội dung thư nặc danh vu cáo đứa con trai thứ hai không phải là con ông Symmington và bà khó mà thanh minh nên tự tử.
Jerry cùng thanh tra Nash điều tra xác định là Symmington bị đầu độc bằng xi-a-nuya chứ không phải tự tử và thủ phạm là một người đàn bà, căn cứ vào nội dung thư nặc danh. Trong khi thủ phạm chưa tìm ra thì cô hầu gái nhà Symmington bị đánh chết. Người nhận bức thư nặc danh cuối cùng là cô Elrie Holland, nữ gia sư dạy các con của Symmington, một cô gái vừa trẻ lại rất xinh đẹp. Cô này đưa lá thư cho Symmington, Symmington biết ngay tác giả của bức thư nặc danh là Griffit, người tình của ông ta và tố cáo với Cảnh sát nên Griffit bị bắt giam.
Hành động của Symmington là muốn nhân dịp này loại trừ Griffit để có cơ hội dễ dàng lấy cô Holland xinh đẹp hơn làm vợ, đồng thời trút hết trách nhiệm cho Griffit về tội ác giết bà Symmington và cô hầu gái là người có lẽ biết hành vi của ông ta nhưng chưa dám tố cáo.
Trong Người tình của Shalott, nhân vật chính của tác phẩm cũng là nhân vật chính trong điều tra phá án. Tất cả điều này đã tạo nên tính độc đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Agatha Christie. Bà Marple - Người đã có công khám phá được nhiều vụ án bằng cách nghiên cứu tâm lý, tính cách con người. Trước mặt người chồng và thanh tra Cornish, bà Marple đã phân tích rất sâu sắc và tinh tế nguyên nhân cũng như thủ phạm của vụ án.
Đích danh thủ phạm của vụ án chính là bà Marina - một người luôn luôn ấp ủ ước mơ được tận hưởng niềm hạnh phúc chính đáng và bình dị của người phụ nữ - hạnh phúc làm mẹ. Song bất hạnh thay bà ta lại sinh ra một đứa trẻ tật nguyền. Quá thương xót con, xót thương cho thân phận của mình bà Marina đã cho thuốc an thần vào rượu rồi mời kẻ mà bà nghi đã gây ra thảm hoạ cho mình. Cố tình đánh lạc hướng cuộc điều tra Marina đã viết những bức thư đe doạ. Cuối cùng cả hai nhân vật là Ella và Giuseppe đều đã chết vì đã đi tống tiền người khác. Giuseppe tống tiền ông Feen còn Ella tống tiền Giuseppe. Song vì sao họ đã đi tống tiền để cùng chung một số phận như vậy? Lời giải vẫn đang chờ đợi người đọc khi tiếp nhận, tìm hiểu và khám phá tác phẩm.
Bằng lối tư duy thời gian, hạn chế đến tối đa sự đoán trước của người đọc về tính cách, số phận của các nhân vật cũng như kết thúc câu chuyện... Tiểu thuyết trinh thám của Agatha Christie có một sức hấp dẫn đến kỳ lạ. Các trạng thái tâm lý, tình cảm của người đọc dường như cũng bị cuốn hút theo những sự kiện những tình huống của truyện: khi băn khoăn lo lắng, lúc hồi hộp đến bất ngờ... và chỉ đến trang cuối cùng của cuốn sách, người đọc mới có thể tìm được lời giải cuối cùng và đáp số cho những ẩn số của cuốn sách.
Mặc dầu đạt được những thành tựu xuất sắc như vậy trong nghệ thuật viết tiểu thuyết trinh thám nhưng cũng giống như các nhà văn lớn khác trên thế giới Agatha Christie không bao giờ tự bằng lòng với mình. Bà có thể ngồi hàng tuần lễ, thậm chí hàng tháng để sửa chữa tác phẩm, tự xoá bỏ mình, tự biên tập văn chương của mình. Đây là quá trình vật lộn, tự xoay xở với chính mình hết sức công phu nhọc nhằn, vất vả và thường thấy ở những nhà văn chân chính - những nhà văn đầy ý thức trách nhiệm: trách nhiệm đối với cuộc sống, đối với bạn đọc và đối với chính bản thân mình.
Agatha Christie được phong danh hiệu Nữ Bá tước vào năm 1971. Bà từ trần vào năm 1976, nhưng một số tựa sách của bà vẫn được xuất bản sau đó: Cuốn tiểu thuyết ăn khách Tên sát nhân ngủ mơ được xuất bản vào cuối năm đó, nối tiếp bởi cuốn tự truyện và ba tuyển tập truyện ngắn là Những vụ việc cuối cùng của Bà Marple, Rắc rối ở Vịnh Pollensa và Khi tắt sáng. Năm 1998, Cà-phê đen trở thành vở kịch đầu tiên của bà được Charles Osborne chuyển thể thành tiểu thuyết.