Mỹ Ayn Rand (1905 - 1982)

T

Thanh Tran

Thành viên sáng lập

1674705979763.png

Ayn Rand

(1905 - 1982)

Ayn Rand tên khai sinh Alisa Zinov’yevna Rosenbaum, sinh vào tháng hai năm 1905. Bà sinh ra và trải qua tuổi thơ êm đẹp tại Nga nhưng ít ai biết rằng bà mang quốc tịch Mỹ. Bà lớn lên trong một gia đình khá giả khi cha bà làm trong ngành y, gia đình bà đã từng sở hữu cả một tòa nhà và một hiệu thuốc lớn.

Vì cha mẹ bà là người có học vấn cao nên ngay từ nhỏ Ayn Rand đã được tiếp xúc với nhiều nguồn tri thức lớn. Bà bắt đầu viết kịch vào năm lên 8 tuổi và viết tiểu thuyết vào năm lên 10 tuổi.

Thêm vào đó Ayn Rand là người gốc Do Thái nên bà đã có những lập trường chính trị từ khi chỉ là một thanh thiếu niên. Bà ủng hộ nền cộng hòa và những tác phẩm của bà khi ấy được ra đời để nhấn mạnh cho tư tưởng ấy.

Tưởng như sự nghiệp của Ayn Rand sẽ thăng tiến nhờ tài năng và sự hậu thuẫn của gia đình nhưng cuộc sống sung túc của Ayn Rand đã chấm dứt sau Cách mạng tháng Mười Nga. Gia đình bà bị tịch thu hết tài sản rồi sau đó lưu lạc, thậm chỉ có khoảng thời gian bà phải đối mặt với nạn đói kinh hoàng.

Mùa thu năm 1925, Ayn Rand trở về với quê hương cội nguồn của mình ở Mỹ. Bà lập gia đình tại đây và tiếp tục sự nghiệp ở California. Từ đó cho đến nay, hàng chục tác phẩm vĩ đại của nhân loại đã được cho ra đời.

Một trong số những viên ngọc đắt giá nhất trong sự nghiệp của Ayn Rand là tiểu thuyết The Fountainhead (Suối nguồn) sáng tác năm 1943. Bà đã trở thành người gây ảnh hưởng rộng lớn tới nước Mỹ hậu chiến tranh thế giới thứ 2, các tác phẩm của Ayn Rand đã tạo nên sự mến mộ nhiệt thành bên cạnh đó cũng có nhiều phê phán nghiêm khắc.

Ngay từ thuở thiếu thời, bà đã có những lập trường chính trị rất vững vàng. Như bao nhà văn có trái tim nhân ái khác, bà luôn ủng hộ những nhà lãnh đạo có lối đi đúng đắn, có tấm lòng vì nhân dân. Đồng thời bà cũng gay gắt lên án những gì liên quan đến bạo lực, lấy bạo lực để điều khiển con người. Bà phê phán những tư tưởng ích kỷ, hẹp hòi ngay trong giới tri thức thời bấy giờ.

Từ những tư tưởng chính trị đó, những tác phẩm của Ayn Rand nhấn mạnh các quan niệm tư tưởng về hiện thực khách quan, lý trí, chủ nghĩa vị kỷ, và chủ nghĩa tư bản tự do. Trong khi tấn công những gì mà bà coi là không hợp lý và phi đạo đức. Bà tin rằng con người phải chọn cho mình các giá trị và hành động theo lý trí và rằng cá nhân có quyền để tồn tại vì lợi ích của chính bản thân mình, không hy sinh bản thân cho người khác hoặc áp đặt tiêu chuẩn đạo đức của mình lên người khác bằng bạo lực. Chính những tư tưởng ấy đã giúp nhà văn Ayn Rand có cái nhìn sâu sắc với cuộc đời và những trang viết của bà đã mang đến những giá trị nhân văn cao cả.

Dưới vai trò là triết gia, Ayn Rand nổi tiếng vì đã phát triển học thuyết Chủ nghĩa khách quan (Objectivism), có sự kế thừa từ triết gia vĩ đại Aristotle. “Triết lý của tôi, về bản chất”, Ayn Rand viết, “là khái niệm con người với tư cách người hùng, lấy hạnh phúc cá nhân làm mục tiêu đạo đức của đời mình, xem thành tựu về năng suất là hoạt động cao quý nhất của bản thân, là khái niệm lý trí với tư cách một nguyên tắc duy nhất. Hệ thống triết học chủ nghĩa Khách quan gồm: Siêu hình học (Metaphysics), Nhận thức luận (Epistemology), Đạo đức học (Ethics), Chính trị học (Politics), Mỹ học (Aesthetics).

Với vai trò là nhà văn, bà cho ra đời nhiều tác phẩm mang giá trị lớn, có hư cấu và phi hư cấu, có tiểu thuyết và tiểu luận: We the Living (Chúng ta những kẻ sống), The Fountainhead (Suối nguồn), Atlas Shrugged (Atlas vươn mình), For the new Intellectual (Vì giới tri thức mới) và tiểu thuyết ngắn Anthem (Bài ca tư tưởng)

Rand cũng mang thông điệp của mình đến các lớp học đại học, tới Hollywood, tới Quốc hội, tới trang xã luận, đến các chương trình trò chuyện và chương trình phát thanh.

Sau năm 1982, những quan điểm của Ayn Rand càng trở nên nổi tiếng hơn nhiều. Bà ấy trở thành chủ đề của một bộ phim tài liệu được đề cử giải Oscar. In hình trên tem bưu chính Hoa Kỳ. Người ta cũng xây dựng các khóa học đại học và một xã hội triết học dành cho việc nghiên cứu tư tưởng của bà.
1674706024127.png
Chữ ký của Ayn Rand

Tổng hợp các sách đã xuất bản ở Việt Nam
 
T

Thanh Tran

Thành viên sáng lập
25 câu nói của Ayn Rand – một trong những triết gia hàng đầu của chủ nghĩa tự do

25 danh ngôn của bà để hiểu được một phần về bà cũng như những giá trị bà bảo vệ.​
  1. Chính phủ là sự đe dọa nguy hiểm nhất đối với quyền con người; nó giữ quyền lợi độc quyền về việc sử dụng bạo lực đối với những nạn nhân (nhân dân).​
  2. Hãy tự hỏi bản thân bạn rằng giấc mơ của thiên đường và sự vĩ đại có nên chờ đợi chúng ta ở dưới đáy mộ – hay nó có thể thuộc về chúng ta ở đây và ngay bây giờ trên trái đất này.​
  3. Văn minh là sự tiến triển hướng đến một xã hội của sự riêng tư. Sự tồn tại của loài người hoang dại bấy lâu nay đều xảy ra trong sự công khai, điều hành bởi luật lệ của bộ lạc. Văn minh là quá trình giải cứu con người khỏi con người.​
  4. Đừng bao giờ nói rằng sự khát khao làm việc tốt bằng sự ép buộc là một động lực cao cả. Sự tham muốn quyền lực và sự ngu dốt đều không phải là động lực cao cả.​
  5. Từ những thứ nhỏ nhất cho đến những giá trị tôn giáo cao cả nhất, từ cái bánh xe cho tới tòa nhà chọc trời, tất cả mọi thứ chúng ta đang có đến từ một hành động của con người – chức năng của tâm trí lý luận của anh ta.​
  6. Chính phủ giúp doanh nghiệp cũng thảm họa như khi chính phủ kết tội ai đó. Cách duy nhất để chính phủ trở thành một dịch vụ cho sự thịnh vượng quốc gia là đừng xen tay vào.​
  7. Tôi thề, bởi cuộc sống của tôi và tình yêu của tôi cho nó, rằng tôi sẽ không bao giờ sống vì một người khác, và cũng không hỏi một người khác sống vì tôi.​
  8. Quyền lợi cá nhân không phải là một thứ của các lá phiếu bầu cử; đa số không có quyền gì để lấy đi quyền lợi của thiểu số; chức năng chính trị của quyền lợi là để bảo vệ thiểu số từ sự đàn áp của đa số. Thiểu số nhỏ nhất trên trái đất chính là ‘mỗi cá nhân’.​
  9. Nơi nào có sự hy sinh, nơi đó có người nào đó thu thập thành quả của những hy sinh đó. Nơi nào có sự phục vụ, nơi đó có người nào đó được phục vụ. Người nào nói với bạn về sự hy sinh là đang nói về người nô lệ và chủ nô lệ, và muốn trở thành người chủ nô lệ.​
  10. Tính đặc trưng của con người là, khi các con thú tìm cách tồn tại bằng hòa mình vào môi trường xung quanh, con người tồn tại bằng cách thay đổi môi trường xung quanh theo ý mình.​
  11. Tiền bạc cái thước đo sự cao thượng của một xã hội.​
  12. Chỉ có người nào không cần, mới đủ khả năng nhận tài sản thừa kế, đó là người có thể làm ra của cải cho dù anh bắt đầu ở bất cứ nơi đâu.​
  13. Con người tự đặt ra câu hỏi vì họ quá sợ hãi để nhìn thẳng. Bạn chỉ cần nhìn thẳng là thấy con đường, và khi bạn thấy nó, đừng ngồi đó mà nhìn – hãy bước đi.​
  14. Lý luận không phải tự động. Những ai bác bỏ lý luận không thể nào được nó chính phục. Đừng mong chờ gì từ họ. Hãy để họ yên.​
  15. Hãy bỏ chạy từ những người nào nói với bạn rằng tiền bạc là tội lỗi. Đó là dấu hiệu của một người ăn cắp đang dần hiện mặt.​
  16. Người nào cho phép một người lãnh đạo chỉ hướng cho anh ta là một thứ tàn trụi đang được kéo đến bãi hoang.​
  17. Quyền lực duy nhất bất cứ một chính phủ nào có được là quyền lực để săn lùng tội phạm. Khi không có đủ tội phạm, chính phủ làm ra tội phạm. Họ tuyên bố quá nhiều thứ thành phạm pháp đến mức con người không thể nào sống mà không cần vi phạm luật lệ.​
  18. Mục đích của đạo đức là để dạy bạn, không phải để chịu đựng và chết, mà để bạn tận hưởng và sống.​
  19. Câu hỏi ở đây không phải là ai sẽ cho phép tôi làm, mà là ai sẽ ngưng tôi làm.​
  20. Vấn đề gì cũng có hai mặt: một mặt là đúng và mặt kia là sai, nhưng ở giữa luôn là tội lỗi.​
  21. Có một cấp độ của sự hèn hạ thấp hơn những kẻ thích nghi: những kẻ thích nghi theo trào lưu.​
  22. Chúng ta đang nhanh chóng tiến đến giai đoạn tối cao của sự đảo ngược: giai đoạn khi chính phủ được tự do để làm bất cứ điều gì họ muốn, trong khi công dân chỉ có thể hành động với sự cho phép của chính phủ; đó là giai đoạn đen tối nhất trong lịch sử nhân loại, giai đoạn của sự cai trị bởi quyền lực.​
  23. Khi tôi chết, tôi hy vọng sẽ được đi Thiên Đường, mặc dù đó là một Địa Ngục nào đó.​
  24. Sự thịnh vượng là sản phẩm của tư duy con người.​
  25. Loại người vô nghĩa nhất là những người không có mục đích sống.​
 
Top