T
Thanh Tran
Thành viên sáng lập
Banana Yoshimoto
Banana Yoshimoto - tên thật là Yoshimoto Mahoko, sinh ngày 24 tháng 7 năm 1964 tại Tokyo, nhóm máu A, là con gái của triết gia Nhật nổi tiếng Yoshimoto Takaaki, còn người chị gái của Banana là họa sĩ vẽ tranh biếm họa tài năng Haruno Yoiko. Banana tốt nghiệp ngành Văn, khoa Nghệ thuật trường Đại học Nihon. Tại đây, tài năng của bà lần đầu được biết đến với tiểu thuyết ngắn "Moonlight Shadow" (Bóng Từ Ánh Trăng), giành được giải thưởng Izumi Kyoka của khoa vào năm 1986. Theo chia sẻ của bà thì bút danh "Banana" xuất phát từ sự yêu thích dành cho hoa chuối ("ばなな – banana" trong tiếng Nhật nghĩa là "chuối"), đồng thời còn thể hiện sự “dễ thương” và “lưỡng tính một cách có mục đích”. Về sau chính cái tên này đã gắn liền với sự ra đời của hiện tượng Banana (Bananamania).
Trầm tĩnh, kín đáo, phục trang giản dị, luôn lúng túng khi nói về mình, ít ai ngờ rằng người phụ nữ ấy là một trong những nhà văn Nhật Bản đương đại đáng chú ý nhất.
Yoshimoto giữ bí mật về đời tư cá nhân của mình, và chỉ tiết lộ chút ít về người chồng là một người làm vật lý trị liệu rolfing có chứng chỉ, Tahata Hiroyoshi, hoặc người con trai (sinh năm 2003). Mỗi ngày cô dành nửa giờ để viết trên máy tính của mình, và cô nói, "Tôi thường cảm thấy có lỗi, vì tôi viết những câu chuyện này gần như để cho vui." Một trong những công việc yêu thích và được thực hiện đều đặn mỗi ngày của cô là dành riêng nửa giờ đồng hồ để viết lách trên máy tính, bên cạnh việc duy trì tạp chí trực tuyến dành cho người hâm mộ với ngôn ngữ được sử dụng là tiếng Anh.
Yoshimoto bắt đầu sự nghiệp viết văn của mình khi đang làm bồi bàn tại một nhà hàng thuộc một câu lạc bộ golf vào năm 1987. Bà đã nhắc đến tác giả người Mỹ Stephen King như một trong những người có ảnh hưởng chính đến phong cách ban đầu của bà và lấy cảm hứng từ những câu chuyện không mang tính kinh dị của ông. Khi sự nghiệp của bà bắt đầu tiến triển, Yoshimoto đã chịu ảnh hưởng nhiều hơn bởi Truman Capote và Isaac Bashevis Singer.
Kitchen (Nhà bếp), cuốn tiểu thuyết đầu tay của cô ngay lập tức trở thành hiện tuợng với hơn 2,5 triệu bản sách được tiêu thụ và đã tái bản trên sáu mươi lần tại Nhật Bản. Báo chí gọi đó là "Bananamania" (hội chứng Banana). Nhà bếp giúp cô đoạt đuợc các giải thưởng văn học như Giải Kaien cho các nhà văn mới năm 1987, Umitsubame First Novel Prize, Best Newcomer Artists Recommemded Prize của Bộ Giáo Dục và Giải văn chương Izumi Kyoka cùng vào năm 1988.
Sau Kitchen (Nhà bếp), cô đã bán trên sáu triệu bản sách tại Nhật Bản và trở thành tác giả nổi tiếng trên toàn thế giới với hàng loạt các tác phẩm như NP, Lizard, Asleep, Vĩnh biệt Tsugumi, Amrita... Đến nay tác phẩm của Banana bao gồm mười hai tiểu thuyết và bảy tập truyện ngắn. Hiện tại, cô đã lập gia đình và sống ở Tokyo. Khá khiêu khích, nữ tác giả còn phát biểu rằng tham vọng lớn nhất của mình là đoạt giải Nobel Văn học. Rất đặc biệt trong cách công bố tác phẩm của mình. Cô rất hăng hái tung các tác phẩm của mình không những trên những tạp chí văn học mà còn cả ở tạp chí làm đẹp, thời trang có đông nguời đọc. Hành động có hàm ý là văn học không phải là một hình thức nghệ thuật dành riêng cho giới đặc tuyển có học, mà là một kiểu văn hóa cùng hàng với nhạc pop, truyện tranh, trò chơi điện tử và thời trang. Đây có thể là một trong những nguyên nhân làm nên hiện tượng Banana.
Ở Nhật, văn chương của Banana Yoshimoto luôn nhận được rất nhiều ý kiến trái ngược nhau giữa những nhà phê bình và độc giả. Đối với các nhà nghiên cứu, văn của bà được đánh giá khá thấp vì họ cho rằng không đủ chiều sâu, mang nặng tính thương mại và đây chỉ là tác phẩm được viết bởi một người phụ nữ quẩn quanh bếp thuần túy. Ngược lại, giới trẻ luôn háo hức đón nhận “cô Chuối” với niềm say mê và những lời ca ngợi có cánh. Bởi họ tìm thấy trong những tác phẩm ấy sự đồng cảm, bên cạnh đó còn là những vẻ đẹp xúc cảm và sự dung hòa giữa truyền thống - hiện đại.
Banana Yoshimoto luôn viết về các vấn đề nhạy cảm trong xã hội như: loạn luân, quan hệ đồng giới, chuyển đổi giới tính với một thái độ cảm thông của người mang trái tim nhân hậu. Những nhân vật trong trang văn của Banana Yoshimoto đa phần là những người trẻ bị tổn thương tinh thần, thể xác nhưng tất cả đều gắng gượng để sống, để được an lành, không tuyệt vọng và hướng tới một tương lai tươi sáng hơn.
“Văn của Banana đã tiến gần đến thơ, tiết độ và gọt giũa, gợi không khí vừa thuần khiết vừa u hoài của tâm trạng, trên ranh giới mong manh của những gì được nói ra một cách tằn tiện và những gì được giữ lại kìm nén trong tâm tư thầm kín của nhân vật.” - Nhã Nam
Với những cống hiến, sáng tạo không ngừng ngay từ những ngày đầu bước chân vào con đường viết văn chuyên nghiệp, đến nay, Banana Yoshimoto đã có một khối lượng tác phẩm đồ sộ gồm 42 tiểu thuyết, 7 tập truyện ngắn. Từ đóng góp riêng của cô qua các sáng tác có lối biểu đạt đơn giản, hiện đại, mơ hồ mà vẫn đầy thực tế, cái tên Banana Yoshimoto, cùng với Haruki Murakami và Ryu Murakami đã trở thành những tác giả tiên phong trong việc góp phần đổi mới văn học Nhật Bản thời hiện đại.
Tổng hợp các sách đã xuất bản ở Việt Nam:
Trầm tĩnh, kín đáo, phục trang giản dị, luôn lúng túng khi nói về mình, ít ai ngờ rằng người phụ nữ ấy là một trong những nhà văn Nhật Bản đương đại đáng chú ý nhất.
Yoshimoto giữ bí mật về đời tư cá nhân của mình, và chỉ tiết lộ chút ít về người chồng là một người làm vật lý trị liệu rolfing có chứng chỉ, Tahata Hiroyoshi, hoặc người con trai (sinh năm 2003). Mỗi ngày cô dành nửa giờ để viết trên máy tính của mình, và cô nói, "Tôi thường cảm thấy có lỗi, vì tôi viết những câu chuyện này gần như để cho vui." Một trong những công việc yêu thích và được thực hiện đều đặn mỗi ngày của cô là dành riêng nửa giờ đồng hồ để viết lách trên máy tính, bên cạnh việc duy trì tạp chí trực tuyến dành cho người hâm mộ với ngôn ngữ được sử dụng là tiếng Anh.
Yoshimoto bắt đầu sự nghiệp viết văn của mình khi đang làm bồi bàn tại một nhà hàng thuộc một câu lạc bộ golf vào năm 1987. Bà đã nhắc đến tác giả người Mỹ Stephen King như một trong những người có ảnh hưởng chính đến phong cách ban đầu của bà và lấy cảm hứng từ những câu chuyện không mang tính kinh dị của ông. Khi sự nghiệp của bà bắt đầu tiến triển, Yoshimoto đã chịu ảnh hưởng nhiều hơn bởi Truman Capote và Isaac Bashevis Singer.
Kitchen (Nhà bếp), cuốn tiểu thuyết đầu tay của cô ngay lập tức trở thành hiện tuợng với hơn 2,5 triệu bản sách được tiêu thụ và đã tái bản trên sáu mươi lần tại Nhật Bản. Báo chí gọi đó là "Bananamania" (hội chứng Banana). Nhà bếp giúp cô đoạt đuợc các giải thưởng văn học như Giải Kaien cho các nhà văn mới năm 1987, Umitsubame First Novel Prize, Best Newcomer Artists Recommemded Prize của Bộ Giáo Dục và Giải văn chương Izumi Kyoka cùng vào năm 1988.
Sau Kitchen (Nhà bếp), cô đã bán trên sáu triệu bản sách tại Nhật Bản và trở thành tác giả nổi tiếng trên toàn thế giới với hàng loạt các tác phẩm như NP, Lizard, Asleep, Vĩnh biệt Tsugumi, Amrita... Đến nay tác phẩm của Banana bao gồm mười hai tiểu thuyết và bảy tập truyện ngắn. Hiện tại, cô đã lập gia đình và sống ở Tokyo. Khá khiêu khích, nữ tác giả còn phát biểu rằng tham vọng lớn nhất của mình là đoạt giải Nobel Văn học. Rất đặc biệt trong cách công bố tác phẩm của mình. Cô rất hăng hái tung các tác phẩm của mình không những trên những tạp chí văn học mà còn cả ở tạp chí làm đẹp, thời trang có đông nguời đọc. Hành động có hàm ý là văn học không phải là một hình thức nghệ thuật dành riêng cho giới đặc tuyển có học, mà là một kiểu văn hóa cùng hàng với nhạc pop, truyện tranh, trò chơi điện tử và thời trang. Đây có thể là một trong những nguyên nhân làm nên hiện tượng Banana.
Ở Nhật, văn chương của Banana Yoshimoto luôn nhận được rất nhiều ý kiến trái ngược nhau giữa những nhà phê bình và độc giả. Đối với các nhà nghiên cứu, văn của bà được đánh giá khá thấp vì họ cho rằng không đủ chiều sâu, mang nặng tính thương mại và đây chỉ là tác phẩm được viết bởi một người phụ nữ quẩn quanh bếp thuần túy. Ngược lại, giới trẻ luôn háo hức đón nhận “cô Chuối” với niềm say mê và những lời ca ngợi có cánh. Bởi họ tìm thấy trong những tác phẩm ấy sự đồng cảm, bên cạnh đó còn là những vẻ đẹp xúc cảm và sự dung hòa giữa truyền thống - hiện đại.
Banana Yoshimoto luôn viết về các vấn đề nhạy cảm trong xã hội như: loạn luân, quan hệ đồng giới, chuyển đổi giới tính với một thái độ cảm thông của người mang trái tim nhân hậu. Những nhân vật trong trang văn của Banana Yoshimoto đa phần là những người trẻ bị tổn thương tinh thần, thể xác nhưng tất cả đều gắng gượng để sống, để được an lành, không tuyệt vọng và hướng tới một tương lai tươi sáng hơn.
“Văn của Banana đã tiến gần đến thơ, tiết độ và gọt giũa, gợi không khí vừa thuần khiết vừa u hoài của tâm trạng, trên ranh giới mong manh của những gì được nói ra một cách tằn tiện và những gì được giữ lại kìm nén trong tâm tư thầm kín của nhân vật.” - Nhã Nam
Với những cống hiến, sáng tạo không ngừng ngay từ những ngày đầu bước chân vào con đường viết văn chuyên nghiệp, đến nay, Banana Yoshimoto đã có một khối lượng tác phẩm đồ sộ gồm 42 tiểu thuyết, 7 tập truyện ngắn. Từ đóng góp riêng của cô qua các sáng tác có lối biểu đạt đơn giản, hiện đại, mơ hồ mà vẫn đầy thực tế, cái tên Banana Yoshimoto, cùng với Haruki Murakami và Ryu Murakami đã trở thành những tác giả tiên phong trong việc góp phần đổi mới văn học Nhật Bản thời hiện đại.
Tổng hợp các sách đã xuất bản ở Việt Nam:
- Kitchen, Lương Việt Dũng dịch, Nhà xuất bản Hội nhà văn 2006
- N.P, Lương Việt Dũng dịch, Nhà xuất bản Đà Nẵng 2006
- Vĩnh biệt Tugumi, Vũ Hoa dịch, Nhà xuất bản Đà Nẵng 2007
- Amrita (Amurita), Trần Quang Huy dịch, Nhã Nam & NXB Hội nhà văn 2008
- Say ngủ, Trương Thị Mai dịch, Nhã Nam & NXB Văn hóa Sài Gòn 2008
- Thằn lằn, Nguyễn Phương Chi dịch, Nhã Nam & NXB Văn học 2009
- Hồ, Uyên Thiểm dịch, Nhã Nam & NXB Hội nhà văn 2014
- Vĩnh biệt Tugumi, Vũ Hoa dịch, Nhã Nam & NXB Nẵng 2014
- Nắp biển, Dương Thị Hoa dịch, Nhã Nam & NXB Hội nhà văn 2018
Chỉnh sửa lần cuối bởi moderator: