
BTBookstore
Thành viên sáng lập
Bruno Apitz
(Đức, 1900-1979)
Bruno Apitz không thuộc trong số những nhà văn Đức có bề dày sáng tác đồ sộ, để lại những tác phẩm lẫy lừng. Nhưng, ông lại là một nhà văn có cuộc đời 79 năm hết sức hiếm hoi: 65 năm hoạt động cách mạng kiên cường, với 30 năm chiến đấu gan góc trong các nhà tù, các trại giam của phát xít, trong đó có 8 năm lao động khổ sai, bị hành hạ, tra tấn dã man trong trại tập trung khét tiếng Buchenwald.
Vì vậy, ông không thể để lại một số lượng lớn các tác phẩm văn học, nhưng toàn bộ cuộc đời ông, cuộc đời một người thợ, một người cộng sản, một chiến sĩ chống phát xít, là cả một tác phẩm vĩ đại mà nhân dân nước ông vô cùng trân trọng. Cuốn Trần trụi giữa bầy sói, tác phẩm xuất sắc nhất của ông ra đời 13 năm sau ngày giải phóng khỏi chủ nghĩa phát xít, trước hết là tấm gương phản chiếu sinh động chính cuộc đời ông, đồng thời phản chiếu đậm nét cuộc đấu tranh oanh liệt của các đồng chí ông, bạn bè ông, không riêng người Đức, mà cả những người đến từ hàng loạt nước của Châu Âu, chống lại ách áp bức tàn bạo của phát xít Đức, bảo vệ quyền sống, bảo vệ nhân phẩm, làm nên một bài ca bất diệt, có một không hai, có sức hấp dẫn, lôi cuốn, vừa hiện thực vừa tràn đầy chất thơ.
Bruno Apitz sinh ngày 28/04/1900 ở thành phố hội chợ Leipzig, trong một gia đình nghèo, rất đông con (ông là con thứ 12). Cha làm thợ in vải sơn, mẹ ngày ngày đi giặt thuê. Hoàn cảnh khó khăn không cho phép ông học lên cao; 14 tuổi đi học nghề in và bắt đầu tham gia công tác chính trị ở cái thành phố vừa là trung tâm công nghiệp, vừa là nơi giàu truyền thống cách mạng này. 17 tuổi, ông bị phạt tù 19 tháng vì đã diễn thuyết hưởng ứng nồng nhiệt lời kêu gọi chống chiến tranh của Lãnh tụ Karl Liebknecht, tham gia cuộc biểu tình của công nhân nhà máy sản xuất vũ khí.
Được thả tù sớm trước thời hạn, Bruno Apitz lập tức năng nổ hoạt động trong cuộc Cách mạng tháng 11/1918. Một năm sau, ông trở thành đảng viên Đảng xã hội dân chủ (SPD) và học nghề buôn bán sách. Nhưng rồi lại bị bắt giam vì tích cực tham gia các cuộc biểu tình và đình công của giai cấp thợ thuyền. Ra tù, làm đủ nghề để kiếm sống, kể cả làm diễn viên sân khấu. Ông làm thơ, viết truyện ngắn cho Tạp chí Trào phúng (ra hàng tuần) và cho các báo của Đảng Cộng sản (KPD).
Năm 1924, Bruno Apitz soạn vở kịch đầu tay Con người trong sự trần trụi, tiếp đó viết tiểu thuyết Vết bẩn và kẻ mọi rợ, vở kịch Những người không cạo râu và một số tác phẩm nữa. Song, không một vở kịch nào được trình diễn, không một tiểu thuyết nào được xuất bản. Không có bản thảo nào được lưu giữ đến ngày nay.
Năm 1927, Apitz gia nhập Đảng Cộng sản, được giao nhiệm vụ phụ trách Nhà xuất bản Cứu tế đỏ của Đảng. Ba năm liền, từ 1930 đến 1933, ông là Chủ tịch Hội nhà văn vô sản cách mạng của thành phố Leipzig.
Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, xen giữa các hoạt động nói trên, ông nhiều lần bị kết án vì thường xuyên tuyên truyền chống chiến tranh. Ông đã trải qua nhiều nhà tù và trại giam của phát xít: 1933 trong trại giam Colditz; 1934-1937: trại giam Sachsenburg; sau đó bị giam trong nhà tù Waldheim về “tội phản quốc” vì đã hoạt động nhằm phục hồi Đảng bộ Đảng Cộng sản của thành phố Leipzig. Cuối cùng là 8 năm liền bị giam, hành hạ trong trại tập trung Buchenwald. Như vậy là Apitz đã trải qua ngót 30 năm tù ngục phát xít - nơi trở thành trường học cách mạng, đã rèn luyện ông về ý chí, về bản lĩnh của một người cộng sản chân chính. Ông cũng được biết đến là một nhà thơ, một nghệ sĩ khắc gỗ trong nhà tù, trong trại giam, nhằm khích lệ, động viên tinh thần chiến đấu của các bạn tù.
Cũng như phần lớn các tù chính trị khác, sau ngày giải phóng, ông hăm hở bước vào công cuộc xây dựng lại đất nước. Thành phố quê hương Leipzig đón ông như đón một đứa con thân yêu trở về, giao cho ông nhiều công việc ngay từ buổi đầu như: Biên tập viên báo Nhân dân Leipzig của Đảng bộ thành phố, Giám đốc Nhà hát, thành viên sáng lập Đảng bộ Đảng xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức (SED). Ông còn viết kịch bản cho các xưởng phim và sáng tác nhiều vở kịch sân khấu truyền thanh.
Năm 1979, chỉ ít ngày trước khi kỷ niệm tròn 79 năm sinh của mình, ngày 07/04/1979 ở thành phố Berlin, trái tim Bruno Apitz đã ngừng đập. Cái tin ông qua đời gây xúc động và niềm thương tiếc trong triệu triệu người. Trân trọng những cống hiến của Bruno Apitz, Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức quyết định mai táng hài cốt của ông tại “Đài kỷ niệm các chiến sĩ chống chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quân phiệt, đấu tranh cho hòa bình và chủ nghĩa xã hội” ở nghĩa trang trung tâm Berlin. Ông được tôn vinh là công dân danh dự của thành phố Leipzig. Tên ông được đặt cho nhiều đường phố và trường học. Nhà nước trao tặng ông những huân chương và phần thưởng cao quý nhất, trong đó có Giải thưởng Quốc gia về văn học nghệ thuật.
Tác phẩm tiêu biểu của ông là tiểu thuyết Trần trụi giữa bầy sói (Nackt unter Wölfen, 1958) và tiểu thuyết Cầu vồng (Der Regenbogen, 1976).
Tác phẩm Trần trụi giữa bầy sói đã hai lần được dựng thành phim - lần thứ nhất là vào năm 1963, chỉ 5 năm sau khi cuốn sách ra đời, do chính ông tham gia viết kịch bản, diễn xuất và được Frank Beyer, nhà điện ảnh nổi tiếng trực tiếp đạo diễn.
Vì vậy, ông không thể để lại một số lượng lớn các tác phẩm văn học, nhưng toàn bộ cuộc đời ông, cuộc đời một người thợ, một người cộng sản, một chiến sĩ chống phát xít, là cả một tác phẩm vĩ đại mà nhân dân nước ông vô cùng trân trọng. Cuốn Trần trụi giữa bầy sói, tác phẩm xuất sắc nhất của ông ra đời 13 năm sau ngày giải phóng khỏi chủ nghĩa phát xít, trước hết là tấm gương phản chiếu sinh động chính cuộc đời ông, đồng thời phản chiếu đậm nét cuộc đấu tranh oanh liệt của các đồng chí ông, bạn bè ông, không riêng người Đức, mà cả những người đến từ hàng loạt nước của Châu Âu, chống lại ách áp bức tàn bạo của phát xít Đức, bảo vệ quyền sống, bảo vệ nhân phẩm, làm nên một bài ca bất diệt, có một không hai, có sức hấp dẫn, lôi cuốn, vừa hiện thực vừa tràn đầy chất thơ.
Bruno Apitz sinh ngày 28/04/1900 ở thành phố hội chợ Leipzig, trong một gia đình nghèo, rất đông con (ông là con thứ 12). Cha làm thợ in vải sơn, mẹ ngày ngày đi giặt thuê. Hoàn cảnh khó khăn không cho phép ông học lên cao; 14 tuổi đi học nghề in và bắt đầu tham gia công tác chính trị ở cái thành phố vừa là trung tâm công nghiệp, vừa là nơi giàu truyền thống cách mạng này. 17 tuổi, ông bị phạt tù 19 tháng vì đã diễn thuyết hưởng ứng nồng nhiệt lời kêu gọi chống chiến tranh của Lãnh tụ Karl Liebknecht, tham gia cuộc biểu tình của công nhân nhà máy sản xuất vũ khí.
Được thả tù sớm trước thời hạn, Bruno Apitz lập tức năng nổ hoạt động trong cuộc Cách mạng tháng 11/1918. Một năm sau, ông trở thành đảng viên Đảng xã hội dân chủ (SPD) và học nghề buôn bán sách. Nhưng rồi lại bị bắt giam vì tích cực tham gia các cuộc biểu tình và đình công của giai cấp thợ thuyền. Ra tù, làm đủ nghề để kiếm sống, kể cả làm diễn viên sân khấu. Ông làm thơ, viết truyện ngắn cho Tạp chí Trào phúng (ra hàng tuần) và cho các báo của Đảng Cộng sản (KPD).
Năm 1924, Bruno Apitz soạn vở kịch đầu tay Con người trong sự trần trụi, tiếp đó viết tiểu thuyết Vết bẩn và kẻ mọi rợ, vở kịch Những người không cạo râu và một số tác phẩm nữa. Song, không một vở kịch nào được trình diễn, không một tiểu thuyết nào được xuất bản. Không có bản thảo nào được lưu giữ đến ngày nay.
Năm 1927, Apitz gia nhập Đảng Cộng sản, được giao nhiệm vụ phụ trách Nhà xuất bản Cứu tế đỏ của Đảng. Ba năm liền, từ 1930 đến 1933, ông là Chủ tịch Hội nhà văn vô sản cách mạng của thành phố Leipzig.
Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, xen giữa các hoạt động nói trên, ông nhiều lần bị kết án vì thường xuyên tuyên truyền chống chiến tranh. Ông đã trải qua nhiều nhà tù và trại giam của phát xít: 1933 trong trại giam Colditz; 1934-1937: trại giam Sachsenburg; sau đó bị giam trong nhà tù Waldheim về “tội phản quốc” vì đã hoạt động nhằm phục hồi Đảng bộ Đảng Cộng sản của thành phố Leipzig. Cuối cùng là 8 năm liền bị giam, hành hạ trong trại tập trung Buchenwald. Như vậy là Apitz đã trải qua ngót 30 năm tù ngục phát xít - nơi trở thành trường học cách mạng, đã rèn luyện ông về ý chí, về bản lĩnh của một người cộng sản chân chính. Ông cũng được biết đến là một nhà thơ, một nghệ sĩ khắc gỗ trong nhà tù, trong trại giam, nhằm khích lệ, động viên tinh thần chiến đấu của các bạn tù.
Cũng như phần lớn các tù chính trị khác, sau ngày giải phóng, ông hăm hở bước vào công cuộc xây dựng lại đất nước. Thành phố quê hương Leipzig đón ông như đón một đứa con thân yêu trở về, giao cho ông nhiều công việc ngay từ buổi đầu như: Biên tập viên báo Nhân dân Leipzig của Đảng bộ thành phố, Giám đốc Nhà hát, thành viên sáng lập Đảng bộ Đảng xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức (SED). Ông còn viết kịch bản cho các xưởng phim và sáng tác nhiều vở kịch sân khấu truyền thanh.
Năm 1979, chỉ ít ngày trước khi kỷ niệm tròn 79 năm sinh của mình, ngày 07/04/1979 ở thành phố Berlin, trái tim Bruno Apitz đã ngừng đập. Cái tin ông qua đời gây xúc động và niềm thương tiếc trong triệu triệu người. Trân trọng những cống hiến của Bruno Apitz, Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức quyết định mai táng hài cốt của ông tại “Đài kỷ niệm các chiến sĩ chống chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quân phiệt, đấu tranh cho hòa bình và chủ nghĩa xã hội” ở nghĩa trang trung tâm Berlin. Ông được tôn vinh là công dân danh dự của thành phố Leipzig. Tên ông được đặt cho nhiều đường phố và trường học. Nhà nước trao tặng ông những huân chương và phần thưởng cao quý nhất, trong đó có Giải thưởng Quốc gia về văn học nghệ thuật.
Tác phẩm tiêu biểu của ông là tiểu thuyết Trần trụi giữa bầy sói (Nackt unter Wölfen, 1958) và tiểu thuyết Cầu vồng (Der Regenbogen, 1976).
Tác phẩm Trần trụi giữa bầy sói đã hai lần được dựng thành phim - lần thứ nhất là vào năm 1963, chỉ 5 năm sau khi cuốn sách ra đời, do chính ông tham gia viết kịch bản, diễn xuất và được Frank Beyer, nhà điện ảnh nổi tiếng trực tiếp đạo diễn.
Tác phẩm
- 1924: Der Mensch im Nacken
- 1958: Nackt unter Wölfen
- 1959: Esther
- 1976: Der Regenbogen
- 1984: Schwelbrand. Autobiografischer Roman
Chỉnh sửa lần cuối bởi moderator: