Cao Xuân Hạo (1930 - 2007)

ThangToanNguyen

ThangToanNguyen

Moderator
Thành viên BQT

Tiểu sử:1280px-Cao_Xuân_Hạo.jpg

Cao Xuân Hạo sinh ngày 30 tháng 7 năm 1930 tại Hà Nội. Cha ông, Cao Xuân Huy, cũng là một học giả nổi tiếng. Ông nội ông là Cao Xuân Tiếu. Dòng họ Cao Xuân của ông (Diễn Châu, Nghệ An) có nhiều danh sĩ. Từ nhỏ, ông đã có giai thoại tự học nghe, nói và viết thành thạo tiếng Pháp chỉ từ việc chơi với một người bạn Pháp. Ông từng làm giảng viên ngôn ngữ học, khi đó ông đảm nhận phần lớn công việc dịch sách và hiệu đính các sách dịch tại bộ môn ngôn ngữ học, tại Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ông được biết đến với tư cách nhà ngôn ngữ học và dịch giả, và là thành viên Hội Nhà văn Việt Nam. Giáo sư Cao Xuân Hạo đã được trao tặng Giải thưởng về dịch thuật năm 1985 của Hội Nhà văn Việt Nam.

Ông mất lúc 19h 40 phút ngày 16 tháng 10 năm 2007 tại Bệnh viện Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh sau hai tuần nằm bệnh do một cơn đột quỵ.

Nghiên cứu & Biên soạn:​

Sách dịch:​

 
Chỉnh sửa lần cuối bởi moderator:
Sách Cũ Sài Gòn

Sách Cũ Sài Gòn

Moderator
Thành viên BQT
Tiếng Việt Sơ Thảo Ngữ Pháp Chức Năng
NXB Khoa Học - Xã Hội 2017, 495 trang
1672480217963.png

Tiếng Việt Sơ Thảo Ngữ Pháp Chức Năng do NXB Khoa học Xã Hội xuất bản lần đầu năm 1991 được một số nhà ngôn ngữ học coi là đã “đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử nghiên cứu tiếng Việt”. Tập sách trình bày những kết quả của một quá trình nghiên cứu tiếng Việt trên quan điểm ngữ pháp chức năng. Ngữ pháp chức năng là một lý thuyết và một hệ phương pháp được xây dựng trên quan điểm coi ngôn ngữ như một phương tiện thực hiện sự giao tiếp giữa người với người.

Tác giả nhận thấy quan điểm này soi sáng những vấn đề mấu chốt của ngành Việt ngữ học, và hy vọng những sự kiện của tiếng Việt cung cấp được những căn cứ chắc chắn để xác minh và chỉnh lý một số điểm còn mơ hồ hoặc sai lệch trong lý thuyết ngữ pháp chức năng hiện thời.
 
Sách Cũ Sài Gòn

Sách Cũ Sài Gòn

Moderator
Thành viên BQT
Âm Vị Học Và Tuyến Tính - Suy Nghĩ Về Các Định Đề Của Âm Vị Học Đương Đại
NXB Khoa Học Xã Hội 2017, 461 trang
1672480378424.png

Cuốn sách này là một bản dịch từ nguyên văn cuốn "Phonologie et linéarité" viết xong năm 1980 và xuất bản năm 1985 ở Paris do Hội Nghiên cứu Ngôn ngữ học và Nhân loại học Pháp quốc (SELAF)...

Nội dung chủ yếu của cuốn sách vốn là một luận đề phê phán những định kiến sai lầm đã vô hình trung lọt vào những nguyên lý làm cơ sở cho lý thuyết âm vị học cổ điển vốn chỉ phản ánh cách tri giác đặc thù của những người bản ngữ tiếng châu Âu, mong tìm ra những nguyên lý thực sự ngôn ngữ học và những thủ pháp hữu hiệu làm cho âm vị học có được tính phổ quát đích thực. Trong khi làm như vậy dĩ nhiên người viết phải soát kĩ toàn bộ vốn tri thức và phương pháp của âm vị học đương đại, kể cả những điểm sơ đẳng nhất, cho nên tôi hy vọng cuốn sách sẽ có ích cho cả những người không chuyên, dù đó là những người không tán thành quan điểm của tác giả ngay từ đầu...
 
Sách Cũ Sài Gòn

Sách Cũ Sài Gòn

Moderator
Thành viên BQT
Tiếng Việt: Mấy Vấn Đề Ngữ Âm - Ngữ Pháp - Ngữ Nghĩa
Bìa cứng, 924 trang
NXB Khoa Học Xã Hội 2017

1672480578561.png

Sách là kết quả của hơn bốn mươi năm học hỏi, suy nghĩ và tìm tòi về một số vấn đề cơ bản của tiếng Việt, cung cấp cho những bạn nào quan tâm, nhất là trong giới sinh viên và nghiên cứu sinh, những tài liệu có thể giúp các bạn theo dõi những quá trình lao động đã đưa tác giả đến những chủ trương và quan niệm ngày nay.

Cuốn sách một vựng tập gồm những bài tạp chí, những bài báo cáo tại một số hội nghị, những bài giảng soạn cho sinh viên, viết từ năm 1956 cho đến năm 1997, trong đó phần lớn đã được công bô' trên các sách và tạp chí xuất bản trong nước và đôi khi ở nước ngoài. Trong sách còn có những bài đã viết từ lâu nhưng chưa được công bố do những điều kiện xuất bản trước kia và một vài đoạn trích từ một cuốn sách chưa có dịp được xuất bản trong nước. Tất cả các bài cũ đều đã được bổ sung (nhất là khôi phục lại những đoạn trước đây phải lược bỏ do vượt quá khuôn khổ của tạp chí hay của vựng tập hữu quan) và được chỉnh lý lại ít nhiều, mong cho nó được cập nhật hơn hay ít ra cũng đỡ lỗi thời. Cho nên trong một số bài có thể có những chỗ dược hành văn cách khác đi hoặc dẫn những tài liệu mang niên đại muộn hơn năm xuất bản của chính những bài ấy.
 
Sửa lần cuối:
Sách Cũ Sài Gòn

Sách Cũ Sài Gòn

Moderator
Thành viên BQT
Những Phương Pháp Của Ngôn Ngữ Học Cấu Trúc
Tác giả: Z.S.Harris, Cao Xuân Hạo dịch
NXB Khoa Học Xã Hội 2017

1672480627194.png

Cuốn sách này trình bày những phương pháp được sử dụng trong ngôn ngữ học miêu tả, hay nói cho đúng hơn, là ngôn ngữ học cấu trúc. Như vậy, nó nhằm thảo luận về những thủ pháp mà nhà ngôn ngữ học có thể thực hiện trong quá trình nghiên cứu nhiều hơn là đề ra một lý luận về những cách phân tích cấu trúc tính có thể rút ra từ những cuộc nghiên cứu đó. Các phương pháp nghiên cứu được sắp xếp dưới dạng thức những thao tác phân tích (procedures of analysis) kế tiếp theo nhau mà nhà ngôn ngữ học dùng để xử lí các cứ liệu của mình.

Chúng tôi hi vọng rằng lối trình bày các phương pháp dưới dạng thức và theo trình tự từng thao tác có thể góp phần giảm bớt cái ấn tượng ảo thuật và phiền phức thường đi đôi với những cách phân tích ngôn ngữ học tế nhị hơn.
 
Top