BTBookstore
Thành viên sáng lập
Françoise Sagan
(1935 – 2004)
Sinh năm 1935 ở Cajarc (tỉnh Lot, nước Pháp) trong một gia đình khá giả, là con của Pierre và Marie Quoirez., tên thật là Françoise Quoirez. Sagan là con út trong số 4 anh chị em (Suzanne (1924), Jacques (1927) và Maurice (chết non). Trong thời Chiến tranh thế giới thứ hai gia đình bà sống ở vùng Dauphiné, rồi Vercors. Cụ nội của Sagan là một người Nga xuất xứ từ Sankt-Peterburg. Françoise Sagan cùng cha mẹ về Paris và theo đuổi việc học tập tại đó. Khi là học sinh trung học, Sagan đã thích đọc các tác phẩm của các nhà văn Jean Cocteau, Arthur Rimbaud, Marcel Proust, Stendhal, Flaubert, William Faulkner, Ernest Hemingway, Albert Camus, Francis Scott Fitzgerald, André Malraux và Jean-Paul Sartre; sau đó đã làm bạn với Sartre (Sagan thường ăn điểm tâm buổi sáng với Sartre ở tiệm Closerie des Lilas). Năm 1951, sau khi thi trượt bằng tú tài, Sagan đã dành một mùa hè học vội để thi lại và đã đậu. Sau đó Sagan ghi danh xin học Đại học Sorbonne, nhưng năm 1953 đã bị trượt Chứng chỉ dự bị đại học.
Năm 1954, vừa đỗ tú tài, mới bước chân vào Đại học Sorbone, theo khoa Triết, cô sinh viên Françoise Sagan cho ra đời quyển tiểu thuyết đầu tiên Bonjour Tristesse (Buồn ơi, chào mi) và nhận được ngay giải thưởng của các nhà phê bình, được đông đảo công chúng nhiệt liệt đón nhận. Thành công của cô được củng cố với hàng loạt tiểu thuyết tiếp theo: Thoáng một nụ cười (Un certain sourire, 1956), Trong một tháng, trong một năm (Dans un mois, dans un an, 1957), Cô yêu nhạc Brahms? (Aimez-vous Brahms, 1959), Mây trời kỳ diệu (Les merveilleux nuages, 1961), Hiệu trống cầu hòa (La Chamade, 1965), Một chút mặt trời trong nước lạnh (Un peu de soleil dans l'eau froide, 1972)...
Đam mê viết lách như vậy, nhưng trong mắt cha mẹ, Françoise là một “đứa bé hư hỏng”. Liên tục bị đuổi học, thi trượt và thậm chí bỏ hẳn một năm trời chỉ để nghe nhạc Jazz, cho tới khi cầm được hợp đồng xuất bản sách về khoe gia đình thì câu đầu tiên mà Francois Sagan nghe được là: “Tốt hơn hết mày nên có mặt đúng giờ ăn". Thậm chí, người cha không muốn để cái họ Quoirez xuất hiện trên bìa sách nên cô con gái phải chọn bút danh Sagan, theo tên một nhân vật của Proust. Bút hiệu "Sagan" được lấy từ nhân vật "Princesse de Sagan" trong quyển À la recherche du temps perdu (Đi tìm thời gian đã mất) của Marcel Proust.
Như vậy, có thể thấy rằng nữ nhà văn gần như khác biệt trong môi trường mà bà đã sống thời niên thiếu, cá tính mạnh mẽ, nổi loạn, bất cần và tài hoa của Sagan không gây ra một mâu thuẫn lớn lao, sâu sắc nào với gia đình nhưng hẳn đã đẩy bà vào một trạng thái ám ảnh mà sau này bà đã khoác lên cho các nhân vật: trạng thái chán chường và đơn độc.
Sự nghiệp thành công quá sớm, quá choáng váng làm Sagan chao đảo, thêm vào đó là đời sống xa hoa, vô độ, trác táng không ngừng nghỉ của bà khiến cho một bộ phận độc giả phẫn nộ. Nhưng Sagan đã và vẫn có sức sống mãnh liệt đối với giới trẻ và nhận được sự ưu ái, hâm mộ của rất nhiều tác gia lớn.
Các nhân vật của Sagan - đã trở thành một chút biểu tượng cho những thanh thiếu niên bị vỡ mộng - theo một cách nào đó đều tương tự như các nhân vật của nhà văn Mỹ JD Salinger. Trong suốt sự nghiệp văn học kéo dài đến năm 1998, Sagan viết hàng chục tác phẩm, trong đó nhiều truyện đã được quay thành phim. Bà duy trì một văn phong chân phương của lối tiểu thuyết tâm lý Pháp, ngay cả khi phong trào tiểu thuyết mới đang thịnh hành. Những lời đối thoại giữa các nhân vật của bà thường được coi là có hàm chứa sắc thái chủ nghĩa hiện sinh. Ngoài các tiểu thuyết, kịch, và một cuốn tự truyện, bà cũng đã viết lời bài hát và kịch bản phim.
Văn của Françoise Sagan tiêu biểu cho một thứ nữ tính được trí tuệ hoá cao, thấm đẫm chất trữ tình dịu ngọt nhưng cũng rất sung mãn lý trí, với những phân tích tâm lý tế vị, gây cảm giác xao xuyến bất an. Nhưng những chủ đề tư tưởng trong tiểu thuyết Françoise Sagan được hòa tan trong một văn phong bàng bạc chất thơ, được “nhu hoá” bởi cảm xúc nữ tính và được kết nối khéo léo bằng một nghệ thuật dẫn chuyện khá điêu luyện.
Sau vở ba-lê Cuộc hẹn để lỡ (Le rendez-vous manqué, 1957) bà quay sang sân khấu với những vở kịch Lâu đài Thụy Điển (Chateau en Suède, 1960), Đôi khi, tiếng vĩ cầm (Les violons parfois, 1961), Chiếc áo màu hoa cà của Valentine (La robe mauve de Valentine, 1963)...
Trong thập niên 1960, Sagan đã dành nhiều thời gian để viết kịch; tuy nhiên - mặc dù phần đối thoại giữa các nhân vật kịch được khen là xuất sắc - nhưng kịch của bà không được thành công nhiều. Sau đó, bà đã tập trung vào sự nghiệp viết tiểu thuyết.
Françoise Sagan từ trần vì bị thuyên tắc phổi tại Honfleur, Calvados, ngày 24/09/2004, thọ 69 tuổi. Theo nguyện vọng, bà được an táng ở Cajarc, nơi sinh trưởng của bà.
Trong lời phát biểu tưởng niệm, Tổng thống Pháp Jacques Chirac đã nói: "Với cái chết của bà, nước Pháp đã mất một trong những nhà văn xuất sắc và nhạy cảm nhất - một nhân vật lỗi lạc trong đời sống văn học của chúng ta."
Chữ ký của Françoise SaganNăm 1954, vừa đỗ tú tài, mới bước chân vào Đại học Sorbone, theo khoa Triết, cô sinh viên Françoise Sagan cho ra đời quyển tiểu thuyết đầu tiên Bonjour Tristesse (Buồn ơi, chào mi) và nhận được ngay giải thưởng của các nhà phê bình, được đông đảo công chúng nhiệt liệt đón nhận. Thành công của cô được củng cố với hàng loạt tiểu thuyết tiếp theo: Thoáng một nụ cười (Un certain sourire, 1956), Trong một tháng, trong một năm (Dans un mois, dans un an, 1957), Cô yêu nhạc Brahms? (Aimez-vous Brahms, 1959), Mây trời kỳ diệu (Les merveilleux nuages, 1961), Hiệu trống cầu hòa (La Chamade, 1965), Một chút mặt trời trong nước lạnh (Un peu de soleil dans l'eau froide, 1972)...
Đam mê viết lách như vậy, nhưng trong mắt cha mẹ, Françoise là một “đứa bé hư hỏng”. Liên tục bị đuổi học, thi trượt và thậm chí bỏ hẳn một năm trời chỉ để nghe nhạc Jazz, cho tới khi cầm được hợp đồng xuất bản sách về khoe gia đình thì câu đầu tiên mà Francois Sagan nghe được là: “Tốt hơn hết mày nên có mặt đúng giờ ăn". Thậm chí, người cha không muốn để cái họ Quoirez xuất hiện trên bìa sách nên cô con gái phải chọn bút danh Sagan, theo tên một nhân vật của Proust. Bút hiệu "Sagan" được lấy từ nhân vật "Princesse de Sagan" trong quyển À la recherche du temps perdu (Đi tìm thời gian đã mất) của Marcel Proust.
Như vậy, có thể thấy rằng nữ nhà văn gần như khác biệt trong môi trường mà bà đã sống thời niên thiếu, cá tính mạnh mẽ, nổi loạn, bất cần và tài hoa của Sagan không gây ra một mâu thuẫn lớn lao, sâu sắc nào với gia đình nhưng hẳn đã đẩy bà vào một trạng thái ám ảnh mà sau này bà đã khoác lên cho các nhân vật: trạng thái chán chường và đơn độc.
Sự nghiệp thành công quá sớm, quá choáng váng làm Sagan chao đảo, thêm vào đó là đời sống xa hoa, vô độ, trác táng không ngừng nghỉ của bà khiến cho một bộ phận độc giả phẫn nộ. Nhưng Sagan đã và vẫn có sức sống mãnh liệt đối với giới trẻ và nhận được sự ưu ái, hâm mộ của rất nhiều tác gia lớn.
Các nhân vật của Sagan - đã trở thành một chút biểu tượng cho những thanh thiếu niên bị vỡ mộng - theo một cách nào đó đều tương tự như các nhân vật của nhà văn Mỹ JD Salinger. Trong suốt sự nghiệp văn học kéo dài đến năm 1998, Sagan viết hàng chục tác phẩm, trong đó nhiều truyện đã được quay thành phim. Bà duy trì một văn phong chân phương của lối tiểu thuyết tâm lý Pháp, ngay cả khi phong trào tiểu thuyết mới đang thịnh hành. Những lời đối thoại giữa các nhân vật của bà thường được coi là có hàm chứa sắc thái chủ nghĩa hiện sinh. Ngoài các tiểu thuyết, kịch, và một cuốn tự truyện, bà cũng đã viết lời bài hát và kịch bản phim.
Văn của Françoise Sagan tiêu biểu cho một thứ nữ tính được trí tuệ hoá cao, thấm đẫm chất trữ tình dịu ngọt nhưng cũng rất sung mãn lý trí, với những phân tích tâm lý tế vị, gây cảm giác xao xuyến bất an. Nhưng những chủ đề tư tưởng trong tiểu thuyết Françoise Sagan được hòa tan trong một văn phong bàng bạc chất thơ, được “nhu hoá” bởi cảm xúc nữ tính và được kết nối khéo léo bằng một nghệ thuật dẫn chuyện khá điêu luyện.
Sau vở ba-lê Cuộc hẹn để lỡ (Le rendez-vous manqué, 1957) bà quay sang sân khấu với những vở kịch Lâu đài Thụy Điển (Chateau en Suède, 1960), Đôi khi, tiếng vĩ cầm (Les violons parfois, 1961), Chiếc áo màu hoa cà của Valentine (La robe mauve de Valentine, 1963)...
Trong thập niên 1960, Sagan đã dành nhiều thời gian để viết kịch; tuy nhiên - mặc dù phần đối thoại giữa các nhân vật kịch được khen là xuất sắc - nhưng kịch của bà không được thành công nhiều. Sau đó, bà đã tập trung vào sự nghiệp viết tiểu thuyết.
Françoise Sagan từ trần vì bị thuyên tắc phổi tại Honfleur, Calvados, ngày 24/09/2004, thọ 69 tuổi. Theo nguyện vọng, bà được an táng ở Cajarc, nơi sinh trưởng của bà.
Trong lời phát biểu tưởng niệm, Tổng thống Pháp Jacques Chirac đã nói: "Với cái chết của bà, nước Pháp đã mất một trong những nhà văn xuất sắc và nhạy cảm nhất - một nhân vật lỗi lạc trong đời sống văn học của chúng ta."
Tác phẩm
- Bonjour tristesse, 1954
- Un certain sourire, 1956
- Dans un mois, dans un an, 1957
- Aimez-vous Brahms..., 1959
- Les Merveilleux Nuages, 1961
- La Chamade, 1965
- Le Garde du cœur, 1968
- Un peu de soleil dans l'eau froide, 1969
- Des bleus à l'âme, 1972
- Un profil perdu, 1974
- Le Lit défait, 1977
- Le Chien couchant, 1980
- La Femme fardée, 1981
- Un orage immobile, 1983
- De guerre lasse, 1985
- Un sang d'aquarelle, 1987
- La Laisse, 1989
- Les Faux-Fuyants, 1991
- Un chagrin de passage, 1993
- Le Miroir égaré, 1996
- Les Quatre Coins du cœur, 2019
Những tác phẩm đã được xuất bản tại Việt Nam:
- Mây trời kỳ diệu (Les merveilleux nuages) - NXB Phụ Nữ 2000. Phan Lê Đông Phương dịch- Tập truyện Françoise Sagan - NXB Hội Nhà Văn 2001. Phùng Đệ + Lê Thu Hà + Vũ Đình Bình + Mai Hương dịch
- Buồn ơi, chào mi (Bonjour tristesse) - Nhã Nam & NXB Hội Nhà Văn 2014. Lê Ngọc Mai dịch
Chỉnh sửa lần cuối bởi moderator: