Nobel 1904 Frédéric Mistral (1830 - 1914)

administrator

administrator

Administrator
Thành viên BQT
Frédéric Mistral tên đầy đủ là Joseph Étienne Frédéric Mistral (8/9/1830 - 25/3/1914). Tên của ông trong ngôn ngữ mẹ đẻ là Frederi Mistral (Mistrau) theo cách viết của người Mistralian hoặc Frederic Mistral (hoặc Mistrau) theo cách viết cổ điển. Frédéric Mistral là một nhà thơ, nhà văn người Pháp đoạt giải Nobel Văn học năm 1904 cùng với José Echegaray, một nhà viết kịch người Tây Ban Nha.
Frederic-Mistral.jpg
Tiểu sử
Fredéric Mistral sinh tại làng Maillane, Pháp, giữa Avignon và Arles của thung lũng sông Rhône ở miền Nam nước Pháp. Cha của ông là François Mistral, mẹ ông là Adelaide Poulinet. Ông lớn lên giữa khung cảnh thiên nhiên kỳ diệu của quê hương, giữa những người dân quê và ông sớm quen với công việc của họ. Bố ông là một trại chủ giàu có, người toàn tâm toàn ý với những phong tục của đức tin và tổ tiên. Mẹ ông nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ của ông qua những bài hát và truyền thống quê hương. Mistral không bắt đầu đi học cho đến khi khoảng chín tuổi, và thường xuyên trốn học, khiến cha mẹ anh ấy phải gửi anh ấy đến một trường nội trú ở Saint-Michel-de-Frigolet, do Monsieur Donnat điều hành.

Trong suốt thời gian theo học ở Avignon, cậu bé đã đọc những tác phẩm của Homer và Virgil, những tác phẩm đã tạo ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn ông. Một trong các giáo sư, nhà thơ Joseph Roumanille, đã thổi vào ông tình yêu tha thiết đối với tiếng mẹ đẻ, tiếng Provençe. Năm 1851 ông tốt nghiệp đại học rồi dành toàn bộ thời gian của mình cho sự nghiệp văn học. Năm 1854 ông cùng với sáu nhà thơ khác đã sáng lập Félibrige - Hiệp hội Hỗ trợ Phát triển Ngôn ngữ và Văn học Provençe - xuất bản tạp chí Almanach Provençe cùng Joseph Roumanille. Suốt đời Mistral hoạt động không mệt mỏi cho Félibrige và mơ ước phục hồi nền văn học và ngôn ngữ Provençe.

Năm 1859 ông xuất bản thiên trường ca Miréio, viết về một cô gái thôn quê ngoan ngoãn và xinh đẹp không thể lấy được người mình yêu vì bố cô không đồng ý. Tuyệt vọng, cô trốn nhà đến nương nhờ tại một nhà thờ nơi hành hương của những người thờ Ba Thánh Maria trên đảo Camargue, vùng châu thổ sông Rhône. Tác giả đã kể lại một cách quyến rũ tình yêu trẻ trung của cô gái và mô tả bằng nghệ thuật bậc thầy cuộc chạy trốn của cô qua cao nguyên Crau lởm chởm đá. Kiệt sức vì cái nắng như thiêu như đốt của vùng Camargue, cô gái trẻ bất hạnh cuối cùng cũng đến được nhà thờ để chết. Nơi đó, trong ảo ảnh, ba vị thánh Maria đã hiện lên trước mắt cô đúng lúc cô trút hơi thở cuối cùng. Bi kịch tình yêu này được nhiều nhà thơ lớn của nước Pháp đánh giá cao. Alphonse de Lamartine vốn là một người luôn cẩn trọng vẫn bị quyến rũ bởi những tác phẩm hay, đã viết: "Một nhà thơ vĩ đại đã ra đời". Ông so sánh thơ của Mistral với một hòn đảo trong quần đảo, một Delos trôi nổi đã phải tự tách mình ra khỏi quần thể để âm thầm đến với Provençe ngát hương. Năm 1875 Mistral xuất bản tập thơ Lis isclo d'or (Những hòn đảo vàng), gồm những bài thơ trữ tình bất hủ. Cuốn từ điển Provençe - Pháp Lou tresor dóu Félibrige (Kho báu Félibrige) là tác phẩm độc đáo của ông, mang tính bách khoa thư, chứa đựng những kiến thức phong phú về phương ngữ, văn học dân gian, phong tục tập quán, tín ngưỡng của một nền văn hóa. Năm 1890 ông hoàn thành vở kịch duy nhất của mình là La Rèino Jano (Nữ hoàng Jano).

Năm 1904, năm thứ 50 của phong trào Félibrige, Mistral nhận giải Nobel (cùng với nhà viết kịch Tây Ban Nha José Echegaray) vì "lý tưởng cao cả và những cống hiến lớn lao cho sự phục hồi tinh thần dân tộc". Ông đã dùng tiền của giải thưởng Nobel lập Bảo tàng Văn hóa Dân gian Provençe.

Mistral qua đời vào ngày 25/3/1914 tại Maillane, cùng một ngôi làng nơi ông sinh ra. Mistral mất do bị cảm lạnh khi đang nghiên cứu văn khắc trên quả chuông nhà thờ Maillane, để lại những câu thơ khiến người ta nghĩ rằng: các nền văn minh có thể chết nhưng không bao giờ biến mất. Thơ của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt.
Chữ ký Frédéric Mistral.png
Chữ ký của Frédéric Mistral

Tác phẩm
  • Miréio (1859), trường ca
  • Calendau (1867), trường ca
  • Coupo Santo (1867)
  • Lis isclo d'or (1876), tập thơ
  • Nerto (1884), truyện ngắn
  • Lou Tresor dóu Felibrige ou Dictionnaire provençal-français embrassant les divers dialectes de la langue d'oc moderne (1878–1886), từ điển
  • La Rèino Jano (Nữ hoàng Jano, 1890), kịch
  • Lou Pouèmo dóu Rhone (Trường ca sông Rhône, 1897), trường ca
  • Moun espelido: memori è raconte (1906), hồi kí
  • Discours e dicho (1906)
  • La Genèsi, traducho en prouvençau (1910)
  • Les oulivado (1912), tập thơ
  • Proso d’Armana (posthume) (1926, 1927, 1930)
Tổng hợp các sách đã xuất bản: (Đang cần cập nhật)
 
Sửa lần cuối:
Top