Nam Phong tạp chí là một tờ nguyệt san xuất bản tại Việt Nam từ ngày 1/7/1917 đến tháng 12/1934 thì đình bản, tất cả được 17 năm và 210 số. Tạp chí Nam Phong do Phạm Quỳnh làm Chủ nhiệm và Chủ bút. Phạm Quỳnh làm Chủ biên phần chữ quốc ngữ và Nguyễn Bá Trác làm Chủ biên phần chữ nho. Nam Phong là một trong những tạp chí Việt Nam đầu tiên đúng thể thức, bài bản và giá trị về tri thức, tư tưởng. Trụ sở tòa soạn ban đầu ở nhà số 1 phố Hàng Trống, Hà Nội - cùng nhà Phạm Quỳnh lúc bấy giờ, năm 1926 chuyển về nhà số 5 phố Hàng Da, Hà Nội.
Nam Phong thường đăng nhiều bài văn, thơ, truyện ngắn, phê bình văn học, và tài liệu lịch sử bằng chữ Quốc ngữ. Được thực dân Pháp dùng để tuyên truyền cho chế độ thực dân, cương lĩnh chính trị của tạp chí ít được chú ý. Tuy nhiên, tạp chí đã góp phần vào việc truyền bá chữ Quốc ngữ tại Việt Nam và bước đầu gây dựng nền quốc học bằng chữ Quốc ngữ.
Tạp chí Nam Phong đã xuất bản bằng hai thứ chữ, chữ Quốc ngữ và chữ Nho, dung hòa người Việt trên con đường hòa nhập văn hóa Á - Âu. Phạm Quỳnh đã kính cáo bạn đọc tại số đầu tiên ra ngày 1/7/1917.
Việc thành lập tạp chí Nam Phong là chủ trương của chính phủ Liên bang Đông Dương do toàn quyền Albert Sarraut đề xướng với mục tiêu đẩy mạnh vai trò văn hóa và chính trị của nhà nước Bảo hộ. Kinh phí của báo là do chính phủ trang trải. Cùng đứng tên là Giám đốc Sở Mật thám Đông Dương Louis Marty. Đồng thời với việc cho ra báo Nam Phong ở ngoài Bắc thì ở Nam Kỳ Toàn quyền Sarraut cũng cho phát hành báo Tribune Indigène cũng một mục đích nhưng khác với tờ Nam Phong in bằng tiếng Việt, tờ Tribune Indigène chỉ dùng tiếng Pháp.
Với ý tưởng Nam Phong là ngọn gió nước Nam, ngay từ đầu, tôn chỉ của tờ nguyệt san đã nêu rõ:
Để thực hiện mục đích trên, nhóm biên tập tạp chí Nam Phong:
Theo Dương Quảng Hàm, tạp chí Nam Phong đã có ảnh hưởng về hai phương diện:
Nam Phong thường đăng nhiều bài văn, thơ, truyện ngắn, phê bình văn học, và tài liệu lịch sử bằng chữ Quốc ngữ. Được thực dân Pháp dùng để tuyên truyền cho chế độ thực dân, cương lĩnh chính trị của tạp chí ít được chú ý. Tuy nhiên, tạp chí đã góp phần vào việc truyền bá chữ Quốc ngữ tại Việt Nam và bước đầu gây dựng nền quốc học bằng chữ Quốc ngữ.
Tạp chí Nam Phong đã xuất bản bằng hai thứ chữ, chữ Quốc ngữ và chữ Nho, dung hòa người Việt trên con đường hòa nhập văn hóa Á - Âu. Phạm Quỳnh đã kính cáo bạn đọc tại số đầu tiên ra ngày 1/7/1917.
Việc thành lập tạp chí Nam Phong là chủ trương của chính phủ Liên bang Đông Dương do toàn quyền Albert Sarraut đề xướng với mục tiêu đẩy mạnh vai trò văn hóa và chính trị của nhà nước Bảo hộ. Kinh phí của báo là do chính phủ trang trải. Cùng đứng tên là Giám đốc Sở Mật thám Đông Dương Louis Marty. Đồng thời với việc cho ra báo Nam Phong ở ngoài Bắc thì ở Nam Kỳ Toàn quyền Sarraut cũng cho phát hành báo Tribune Indigène cũng một mục đích nhưng khác với tờ Nam Phong in bằng tiếng Việt, tờ Tribune Indigène chỉ dùng tiếng Pháp.
Với ý tưởng Nam Phong là ngọn gió nước Nam, ngay từ đầu, tôn chỉ của tờ nguyệt san đã nêu rõ:
- Diễn đạt truyền bá tư tưởng, học thuật đông tây kim cổ;
- Luyện quốc văn trở nên hoàn thiện, bồi dưỡng Việt ngữ phong phú, uyển chuyển, sáng sủa và gãy gọn;
- Lấy đó làm nền tảng dân tộc rồi phát triển thành tinh thần dân tộc.
Để thực hiện mục đích trên, nhóm biên tập tạp chí Nam Phong:
- Khảo cứu và viết bài về triết học, khoa học, văn chương, lịch sử của Á Đông và Âu Tây
- Đăng những sáng tác đương đại: truyện ngắn, du ký, tùy bút, v.v.
- Dịch các tác phẩm triết học, văn học từ tiếng Pháp hoặc chữ nho
- Sưu tầm và đăng tải thơ văn cổ của Việt Nam, kể cả chữ nho và chữ Nôm
- In lại các sách cũ của Việt Nam, như bộ Lịch triều hiến chương loại chí
Theo Dương Quảng Hàm, tạp chí Nam Phong đã có ảnh hưởng về hai phương diện:
- Về đường văn tự, Nam Phong đã sáp nhập vào tiếng Việt nhiều danh từ triết học, khoa học mới, và luyện cho chữ quốc ngữ có thể diễn dịch được các lý thuyết, các ý tưởng về triết học, khoa học mới.
- Về đường học vấn, Nam Phong đã cho phổ biến những điều yếu lược của học thuật Âu Tây, đồng thời diễn đạt những điều đại cương trong các học thuyết cổ của Á Đông như Nho học, Phật học, v.v., và bảo tồn những điều cốt yếu trong văn hóa Việt Nam xưa (văn chương, phong tục, lễ nghi).