BTBookstore
Thành viên sáng lập
Natsume Soseki
(1867-1916)
Natsume Soseki, sinh ngày 5 tháng 1 năm 1867 (Niên hiệu Keio {Khánh Ứng}), mất ngày 9 tháng 12 năm 1916 (Niên hiệu Taisho {Đại Chính}). Tên thật là Natsume Kin-no-Suke; quê quán là Phường Ushigome Baba-shita-yokomachi (nay là Phường Kikui, Quận Shinjuku, Tokyo). Thi hiệu là Gudabutsu. Sự ra đời của ông không được bố mẹ hoan nghênh vì hoàn cảnh gia đình bắt đầu sa sút và nỗi lo lắng trước sự biến đổi không lường trước của thời đại mới với những đổi thay đến chóng mặt của Nhật Bản theo mô hình phương Tây. Năm ông lên 2 tuổi, Soseki đã phải rời gia đình đi làm con nuôi cho một gia đình ở Shinjuku, Tokyo. Tuy được cha mẹ nuôi yêu mến, cậu bé vẫn không thôi cảm thấy mình cô độc và mặc cảm. Khi lớn lên, Natsume Soseki theo học chữ Hán và tiếng Anh để dự thi vào trung học, sớm say mê văn học và đọc nhiều tác phẩm văn chương cổ điển Nhật Bản cũng như những tác phẩm văn học Anh đương thời.
Năm 1888, Natsume Soseki vào học Khoa tiếng Anh thuộc Trường số 1 của Đại học Đế quốc Tokyo. Tại đây Soseki chịu ảnh hưởng lớn từ Thất thảo tập của thi sĩ Masaoka Shiki (1867-1902), một người bạn thân thiết học Khoa tiếng Nhật cùng trường, người sau này được đánh giá là một trong tứ trụ haiku Nhật Bản vì đã có công hoàn thiện thể thơ từ thiền sư thi sĩ Matsuo Bashō và lần đầu tiên đặt tên haiku cho thể loại. Chịu ảnh hưởng ít nhiều từ bạn tâm giao, Natsume Soseki bắt đầu sáng tác những bài thơ bằng chữ Hán (kanshi, Hán thi) theo thể haiku và lần đầu tiên dùng biệt hiệu Soseki, một biệt hiệu thể hiện tâm nguyện thay đổi mạnh mẽ thực tại.
Những năm đầu tiên của thế kỷ 20, trong khoảng thời gian từ năm 1900 đến năm 1903, Soseki du học ở London, Anh Quốc. Năm 1904, Soseki trở về nước và được nhận vào làm Giáo sư Khoa văn học Trường Đại học Đế quốc Tokyo. Theo lời khuyên của Takahama Kyoshi, Soseki bắt đầu tham gia viết bài cho tạp chí Sankai. Tác phẩm Tôi là con mèo (Wagahai wa neko de aru, 1905-1906) của Natsume Soseki đăng dài kỳ trên tạp chí này đã tạo dựng tên tuổi cho ông. Cũng trong những năm này, Soseki lần lượt cho ra mắt các truyện ngắn và truyện vừa như Tháp London (Rondonto, 1905), Ký sự Cairo, Bảo tàng Carain (Karain Hakubutsukan, 1905), Chiếc mộc hư ảnh, rồi Gối đầu lên cỏ (Kusamakura, 1906). Đặc biệt tác phẩm Cậu ấm (Botchan, 1908) đã mang đến cho Soseki danh tiếng rực rỡ. Thành công trên văn đàn giúp Soseki quy tụ xung quanh mình được nhiều đệ tử và tạo dựng Trường phái Soseki.
Năm 1907, Soseki vào làm việc cho tờ nhật báo Asahi Simbun, một trong những báo quan trọng nhất của Tokyo. Sau truyện Hoa mào gà, hầu hết các tác phẩm sau đó của Soseki đều in trên tờ Asahi Simbun.
Từ năm 1908, Soseki bị tái phát bệnh thần kinh ông mắc phải từ thời kỳ còn du học ở London, thêm vào đó ông còn bị những cơn đau dạ dày triền miên hành hạ. Tuy vậy, Soseki vẫn tiếp tục viết không ngừng nghỉ trong nỗ lực chạy đua với tử thần và lần lượt những tác phẩm xuất sắc nảy sinh từ mỹ cảm truyền thống yojo (dư tình) và mono no aware (bi cảm, cảm xúc xao xuyến trước những bi ai não lòng của sự vật) ra đời như Cánh cửa (Mon, 1910), Người đi đường (Kojin, 1913), Trái tim (Kokoro, 1914), Cỏ ven đường (Michikusha, 1915).
Ngày 9 tháng 12 năm 1916, Natsume Soseki qua đời vì bị thủng dạ dày trong khi vẫn đang viết dở dang một trong những tác phẩm lớn nhất đời ông, cuốn Sáng tối (Meian).
Tác phẩm Nỗi lòng (Kokoro) được công bố năm 1914, chỉ hai năm trước khi ông qua đời. Tác phẩm đã được trình bày dưới dạng fơi-ơ-tông từ ngày 20 tháng 4 năm 1914 đến hết ngày 11 tháng 8 cùng năm. Năm 2014, nghĩa là đúng 100 năm sau khi tác phẩm Kokoro ra đời, nó đã được tờ báo Asahi Shimbun cho đăng lại theo hình thức fơi-ơ-tông như trước. Riêng bản in thành sách của nhà xuất bản Shincho Bunko, thì tính đến năm 2016, đã bán được 7 triệu 180 ngàn cuốn, và như vậy đã trở thành cuốn sách truyện bán nhiều nhất của nhà xuất bản này.
Natsume Soseki được các nhà phê bình văn học đánh giá là “một trong ba trụ cột của nền văn học hiện đại Nhật Bản” cùng với Mori Ogai (1862-1922) và Akutagawa Ryunosuke (1892-1927).
Tôn vinh những cống hiến của Natsume Soseki cho sự nghiệp hiện đại hóa nền văn học Nhật Bản, chân dung của ông được Chính phủ Nhật Bản in trên đồng tiền giấy một nghìn Yen phát hành xuyên suốt từ năm 1984 đến năm 2004.
Năm 1888, Natsume Soseki vào học Khoa tiếng Anh thuộc Trường số 1 của Đại học Đế quốc Tokyo. Tại đây Soseki chịu ảnh hưởng lớn từ Thất thảo tập của thi sĩ Masaoka Shiki (1867-1902), một người bạn thân thiết học Khoa tiếng Nhật cùng trường, người sau này được đánh giá là một trong tứ trụ haiku Nhật Bản vì đã có công hoàn thiện thể thơ từ thiền sư thi sĩ Matsuo Bashō và lần đầu tiên đặt tên haiku cho thể loại. Chịu ảnh hưởng ít nhiều từ bạn tâm giao, Natsume Soseki bắt đầu sáng tác những bài thơ bằng chữ Hán (kanshi, Hán thi) theo thể haiku và lần đầu tiên dùng biệt hiệu Soseki, một biệt hiệu thể hiện tâm nguyện thay đổi mạnh mẽ thực tại.
Những năm đầu tiên của thế kỷ 20, trong khoảng thời gian từ năm 1900 đến năm 1903, Soseki du học ở London, Anh Quốc. Năm 1904, Soseki trở về nước và được nhận vào làm Giáo sư Khoa văn học Trường Đại học Đế quốc Tokyo. Theo lời khuyên của Takahama Kyoshi, Soseki bắt đầu tham gia viết bài cho tạp chí Sankai. Tác phẩm Tôi là con mèo (Wagahai wa neko de aru, 1905-1906) của Natsume Soseki đăng dài kỳ trên tạp chí này đã tạo dựng tên tuổi cho ông. Cũng trong những năm này, Soseki lần lượt cho ra mắt các truyện ngắn và truyện vừa như Tháp London (Rondonto, 1905), Ký sự Cairo, Bảo tàng Carain (Karain Hakubutsukan, 1905), Chiếc mộc hư ảnh, rồi Gối đầu lên cỏ (Kusamakura, 1906). Đặc biệt tác phẩm Cậu ấm (Botchan, 1908) đã mang đến cho Soseki danh tiếng rực rỡ. Thành công trên văn đàn giúp Soseki quy tụ xung quanh mình được nhiều đệ tử và tạo dựng Trường phái Soseki.
Năm 1907, Soseki vào làm việc cho tờ nhật báo Asahi Simbun, một trong những báo quan trọng nhất của Tokyo. Sau truyện Hoa mào gà, hầu hết các tác phẩm sau đó của Soseki đều in trên tờ Asahi Simbun.
Từ năm 1908, Soseki bị tái phát bệnh thần kinh ông mắc phải từ thời kỳ còn du học ở London, thêm vào đó ông còn bị những cơn đau dạ dày triền miên hành hạ. Tuy vậy, Soseki vẫn tiếp tục viết không ngừng nghỉ trong nỗ lực chạy đua với tử thần và lần lượt những tác phẩm xuất sắc nảy sinh từ mỹ cảm truyền thống yojo (dư tình) và mono no aware (bi cảm, cảm xúc xao xuyến trước những bi ai não lòng của sự vật) ra đời như Cánh cửa (Mon, 1910), Người đi đường (Kojin, 1913), Trái tim (Kokoro, 1914), Cỏ ven đường (Michikusha, 1915).
Ngày 9 tháng 12 năm 1916, Natsume Soseki qua đời vì bị thủng dạ dày trong khi vẫn đang viết dở dang một trong những tác phẩm lớn nhất đời ông, cuốn Sáng tối (Meian).
Tác phẩm Nỗi lòng (Kokoro) được công bố năm 1914, chỉ hai năm trước khi ông qua đời. Tác phẩm đã được trình bày dưới dạng fơi-ơ-tông từ ngày 20 tháng 4 năm 1914 đến hết ngày 11 tháng 8 cùng năm. Năm 2014, nghĩa là đúng 100 năm sau khi tác phẩm Kokoro ra đời, nó đã được tờ báo Asahi Shimbun cho đăng lại theo hình thức fơi-ơ-tông như trước. Riêng bản in thành sách của nhà xuất bản Shincho Bunko, thì tính đến năm 2016, đã bán được 7 triệu 180 ngàn cuốn, và như vậy đã trở thành cuốn sách truyện bán nhiều nhất của nhà xuất bản này.
Natsume Soseki được các nhà phê bình văn học đánh giá là “một trong ba trụ cột của nền văn học hiện đại Nhật Bản” cùng với Mori Ogai (1862-1922) và Akutagawa Ryunosuke (1892-1927).
Tôn vinh những cống hiến của Natsume Soseki cho sự nghiệp hiện đại hóa nền văn học Nhật Bản, chân dung của ông được Chính phủ Nhật Bản in trên đồng tiền giấy một nghìn Yen phát hành xuyên suốt từ năm 1984 đến năm 2004.
Tác phẩm
1905: Wagahai wa Neko de aru (Tôi là con mèo)
1905: Rondon Tō
1905: Botchan (Cuộc nổi loạn ngoạn mục/Cậu ấm ngây thơ)
1906: Kusamakura (Gối đầu lên cỏ)
1906: Shumi no Iden
1906: Nihyaku-tōka (Ngày 210)
1907: Nowaki
1907: Gubijinsō
1908: Kōfu
1908: Yume Jū-ya (Mười đêm mộng)
1908: Sanshirō (Sanshirō)
1909: Sorekara (Tình yêu không quên/Từ dạo ấy)
1910: Mon
1910: Omoidasu Koto nado
1910: Eijitsu shōhin
1912: Higan Sugi Made
1912: Kōjin
1914: Kokoro (Nỗi lòng/Lòng người)
1914: Watakushi no Kojin Shugi
1915: Michikusa (Cỏ ven đường)
1915: Garasu Do no Uchi
1916: Meian
Các tác phẩm đã được xuất bản ở Việt Nam:
1905: Wagahai wa Neko de aru (Tôi là con mèo)
1905: Rondon Tō
1905: Botchan (Cuộc nổi loạn ngoạn mục/Cậu ấm ngây thơ)
1906: Kusamakura (Gối đầu lên cỏ)
1906: Shumi no Iden
1906: Nihyaku-tōka (Ngày 210)
1907: Nowaki
1907: Gubijinsō
1908: Kōfu
1908: Yume Jū-ya (Mười đêm mộng)
1908: Sanshirō (Sanshirō)
1909: Sorekara (Tình yêu không quên/Từ dạo ấy)
1910: Mon
1910: Omoidasu Koto nado
1910: Eijitsu shōhin
1912: Higan Sugi Made
1912: Kōjin
1914: Kokoro (Nỗi lòng/Lòng người)
1914: Watakushi no Kojin Shugi
1915: Michikusa (Cỏ ven đường)
1915: Garasu Do no Uchi
1916: Meian
Các tác phẩm đã được xuất bản ở Việt Nam:
- Tình yêu không quên - NXB Văn nghệ TPHCM 1991. Dịch giả: Bích Phượng
- Cậu ấm thơ ngây - NXB Hội Nhà Văn 2006. Dịch giả: Bùi Thị Loan
- Cuộc nổi loạn ngoạn mục - Frist News & NXB Trẻ phát hành năm 2011. Người dịch: Hồng Ngọc - Thanh Dung
- Nỗi lòng - Phương Nam & NXB Hội Nhà Văn 2011. Người dịch: Đỗ Khánh Hoan, Nguyễn Tường Minh
- Tôi là con mèo - NXB Hội nhà văn 2011. Dịch giả: Bùi Thị Loan
- Gối đầu lên cỏ - Phương Nam Book & NXB Hội Nhà Văn 2012. Dịch giả: Lam Anh
- Ngày 210 - Phương Nam & NXB Văn học 2016. Người dịch: Lam Anh
- Sanshirō (Sanshirō) - Tao Đàn & NXB Văn học 2016. Người dịch: Đỗ Hương Giang
- Lòng người - NXB Tổng Hợp TP.HCM 2018. Người dịch: Đặng Lương Mô
- Cỏ ven đường (Bìa cứng) - I Love Books & NXB Thế giới 2021. Người dịch: Lam Anh
- Cỏ ven đường (Bìa mềm) - I Love Books & NXB Thế giới 2021. Người dịch: Lam Anh
- Từ dạo ấy - Tao Đàn & NXB Hội Nhà Văn 2021. Dịch giả: Mai Đỗ
Chỉnh sửa lần cuối bởi moderator: