administrator
Administrator
Thành viên BQT
Nguyễn Văn Vĩnh (chữ Hán: 阮文永; 1882 – 1936) là nhà tân học, nhà báo, nhà văn, nhà phiên dịch Việt Nam, nhà chính trị Việt Nam đầu thế kỷ 20. Khi viết bài, ông ký nhiều bút danh: Tân Nam Tử, Quan Thành, Tông Gia, Lang Gia, Mũi Tẹt Tử, Đào Thị Loan....
Tiểu sử
Nguyễn Văn Vĩnh sinh ngày 15/6/1882 (tức ngày 30/4 âm lịch năm Nhâm Ngọ) tại phố Hàng Giấy, Hà Nội. Cha là ông Nguyễn Văn Trực, nguyên quán làng Phượng Vũ, xã Phượng Dực, thuộc phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay là huyện Phú Xuyên).
Do thời đó chưa có công trình thủy nông cống Đồng Quan nên quanh năm ngập nước, cánh đồng chiêm chỉ cấy được mỗi năm một vụ nên nhiều dân làng phải bỏ lên tỉnh sinh sống. Hai vợ chồng ông Trực lên ở nhờ nhà họ hàng bên ngoại là vợ của ông nghè Phạm Huy Hổ ở số 46 phố Hàng Giấy, Hà Nội để kiếm sống. Gia đình ông Trực đông con, từ 1882 tới 1890 hai ông bà sinh được hai con trai là Nguyễn Văn Vĩnh và Nguyễn Văn Thọ cùng 5 người con gái. Một mình bà Trực mưu sinh bằng cách về các vùng quê mua hàng gánh ra chợ Đồng Xuân gần nhà bán. Để đỡ gánh nặng, ông Trực đã cho con cả Nguyễn Văn Vĩnh, lúc đó 8 tuổi đi làm nghề kéo quạt ở trường thông ngôn của Pháp ở Đình Yên Phụ, Hà Nội. Trường thông ngôn Collège des Interprètes du Tonkin mở năm 1886, do một người Pháp nói thạo tiếng Việt tên là André d'Argence làm hiệu trưởng kiêm giáo viên quản lý. Phương pháp dạy chủ yếu là truyền khẩu, trường cũng có dạy A, B, C... để học viên tập đọc, tập viết tiếng Pháp và có dạy cả chữ quốc ngữ (hồi đó ở ngoài Bắc, chữ này mới chỉ được dùng trong phạm vi của các giáo hội).
Ngồi cuối lớp kéo quạt nhưng Nguyễn Văn Vĩnh chăm chú nghe giảng và học lỏm. Nhờ vậy, mà ông biết nói và viết được chữ Pháp khá thành thạo. Nhờ chăm chỉ và ham học nên được ông hiệu trưởng d’Argence đồng ý cho dự thi tốt nghiệp khi lớp học mãn khóa (1893) vào lớp thông ngôn tập sự ngạch Tòa công sứ cùng với 40 học sinh của khóa học, và đỗ thứ 12 khi mới 10 tuổi. Thầy d'Argence bèn đặc cách xin học bổng cho ông và nhận ông làm học sinh chính thức của khóa học tiếp theo, khóa thông ngôn tòa sứ khóa 1893-1895 (ngoài thầy d'Argence còn có ông Đỗ Đức Toại, thủ khoa khóa 1890, cùng dạy). Nguyễn Văn Vĩnh đỗ thủ khoa khóa này lúc 14 tuổi, được tuyển đi làm thông ngôn ở tòa sứ Lào Cai.
Năm 14 tuổi, ông vào làm thông ngôn ở Tòa sứ Lào Cai. Lúc đó, Pháp đang cần người thông ngôn cho đoàn chuyên gia nghiên cứu và chuẩn bị xây đường sắt Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai – Vân Nam cho Công ty Hỏa xa Vân Nam. Một năm làm thông ngôn tại Lào Cai, ông đã tích lũy thêm nhiều kiến thức. Khi đoàn chuyên gia được chuyển về Hải Phòng chuẩn bị cơ sở vật chất để xây dựng đường sắt, ông cũng được chuyển về Tòa sứ Hải Phòng theo họ.
Năm 1897, khi 15 tuổi, Nguyễn Văn Vĩnh được điều về Hải Phòng đúng lúc người Pháp đang mở mang kiến thiết bến cảng. Công việc của ông ngoài việc thông ngôn cho các chuyên gia đón tàu nước ngoài vào cảng, còn phải tiếp nhận những vật tư kỹ thuật, hướng dẫn các công việc bốc vác, vận tải và xếp kho. Hàng ngày được giao tiếp với thủy thủ của các tàu Pháp, Anh, Hoa, ông đã học thêm tiếng Trung Quốc và tiếng Anh để thuận tiện cho công việc hàng ngày. Sau 3 tháng ông đã dịch được hai thứ tiếng này đủ để đoàn chuyên gia Pháp làm việc. Họ đỡ phải tuyển thông ngôn viên tiếng Anh và tiếng Trung, và vì vậy họ mến cậu thông ngôn người bản xứ. Với giá bằng nửa tháng lương của mình (hồi đó là 15 đồng), một món tiền rất lớn, ông đổi lấy bộ sách Le Petit Larousse Illustré (từ điển Pháp có hình vẽ) và Encyclopédie Autodidactique Quillet (hai quyển sách tự học chương trình Tú tài Pháp). Ngoài giờ làm việc, ông chú tâm tự học, sau 2 năm là xong hết chương trình phổ thông, làm hết các bài tập ở trong sách. Trong thời gian 5 năm làm việc ở Hải Phòng, ông đã dành dụm mua được một hòm sách chính trị, triết học và tiểu thuyết văn học Pháp, tài sản quý giá mà đi đâu ông cũng mang theo. Được đọc sách báo và tạp chí ngoại quốc đủ các loại - mượn của các thủy thủ nước ngoài - Nguyễn Văn Vĩnh nhận thấy là dân tộc An Nam không có chữ riêng của mình, phải dùng chữ Nôm (loại chữ bắt chước chữ Hán, khó học). Ý nghĩ phát triển chữ Quốc ngữ, dễ học, để giúp cho nhiều người học hỏi mở mang kiến thức bắt đầu nhen nhóm, ông thử dịch những bài văn hay của Pháp ra Quốc ngữ, bắt đầu bằng những bài thơ ngụ ngôn của La Fontaine.
Từ năm 1897-1905, ông chuyển về Tòa sứ Hải Phòng và Bắc Ninh (tỉnh Bắc Giang lúc đó bao gồm cả Bắc Ninh). Thời gian làm việc ở Hải Phòng, ông làm cộng tác viên cho tờ Courrier d’Hai Phong (Thư tín Hải Phòng) và tờ Tribune Indochinoise (Diễn đàn Đông Dương). Viên công sứ Bắc Giang Hauser là một trí thức Pháp đỗ cử nhân luật, đi học ngạch quan cai trị thuộc địa, có đầu óc dân chủ và có ý thức đúng đắn về nhân quyền, biết người biết ta. Thấy ông Vĩnh nói tiếng Pháp thành thạo, am hiểu công việc văn thư, tự mình thảo được công văn và báo cáo đủ các loại cho tòa sứ, lại viết được báo tiếng Pháp và là cộng tác viên của tờ Courrier d’Haiphong và tờ Tribune Indochinoise, Hauser liền đề bạt Vĩnh làm Chánh Văn phòng tòa sứ, nâng lương vượt ngoài khung lương thông ngôn, và giao cho các công việc đáng lẽ phó sứ phải làm (Phó sứ Eckert hồi đó nguyên là nhân viên sở mật thám, không có trình độ văn hóa, không làm được những việc nói trên). Tòa sứ đặt ở Bắc Ninh, gần Hà Nội, nên các quan chức Pháp thường xuyên qua lại, ai muốn hỏi việc gì, công sứ Hauser đều giới thiệu đến chánh văn phòng và tất cả đều được giải đáp nhanh chóng, thỏa đáng với đầy đủ chứng cứ rõ ràng. Sau 4 năm làm việc chung, Hauser càng mến phục, nể tài Nguyễn Văn Vĩnh, coi ông như là một cộng tác viên thân cận, một người bạn, đi đâu cũng kéo ông đi theo, vì thế cho nên cuối năm 1905, khi ông công sứ được đề bạt lên làm Đốc lý tại Hà Nội, ông Vĩnh được điều về theo.
Khi Toàn quyền Beau sang thay Paul Doumer, chủ trương mở mang học hành, lập các tổ chức y tế và hội thiện, Hauser được giao nhiệm vụ vận động và giúp đỡ người Việt làm đơn và thảo điều lệ xin phép lập trường học, hội đoàn, đệ lên phủ thống sứ để duyệt. Dưới thời Toàn quyền Beau 1902-1908, nhờ sự giúp đỡ của Hauser, Nguyễn Văn Vĩnh cùng với các bạn đồng chí hướng lần lượt làm đơn xin thành lập Hội Trí Tri (Hà Nội), Hội Dịch sách, Hội giúp đỡ người Việt đi sang Pháp du học, Đông Kinh nghĩa thục (ông là người thảo điều lệ, viết đơn xin phép, và sau đó là giáo viên dạy chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp của trường).
Năm 1906, ông cùng Hauser sang Pháp lo việc tổ chức gian hàng Đông Dương (Cochinchine) tại Hội chợ thuộc địa ở Marseille. Được tận mắt chứng kiến nền văn minh phương Tây, ông trở về Việt Nam với quyết tâm phát triển ngành xuất bản trong nước mà đầu tiên là phát hành báo chí, để qua đó truyền bá chữ Quốc ngữ và bài bác các hủ tục phong kiến lạc hậu, nhằm canh tân đất nước, vì vậy ông đã xin thôi làm công chức và trở thành nhà báo tự do. Cũng trong năm này, ông là người Việt Nam đầu tiên gia nhập Hội nhân quyền Pháp. Tiếp đó, ông được F. H. Schneider mời hợp tác và in ấn tờ Đại Nam đồng văn nhật báo (Tờ báo hàng ngày của nước Đại Nam chung một văn tự), xuất bản bằng chữ Hán.
Năm 1907, sau khi ra được 792 số, ngày 28/3/1907 tờ báo được đổi tên là Đăng Cổ Tùng Báo (Khêu đèn gióng trống) và in bằng cả hai thứ chữ Nho và chữ Quốc ngữ, ông được cử là chủ bút. Đây là tờ báo tiếng Việt đầu tiên ở Bắc Kỳ. Lo ngại vì đường lối hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục, thực dân Pháp ra lệnh đóng cửa trường vào tháng 11 năm 1907. Sau đó, họ còn cho bắt giam Phan Chu Trinh cùng một số các chí sĩ yêu nước là các giáo viên lãnh đạo của trường. Nguyễn Văn Vĩnh là người Việt Nam duy nhất cùng với bốn người Pháp đồng ký tên đòi trả tự do cho Phan Chu Trinh. Việc làm này cùng với việc ông đã dịch toàn bộ bài viết "Đầu Pháp chính phủ thư" của Phan Chu Trinh từ Hán văn ra Pháp văn. Bài này còn được gọi là "Thư trước tác hậu bổ" (Lettre de Phan Chu Trinh au gouverneur général en 1906), khiến Nguyễn Văn Vĩnh bị chính quyền thực dân gọi lên đe dọa gay gắt. Với hàng loạt các vụ việc phản đối có tính vũ trang như vụ Kháng thuế Trung Kỳ (tháng 3/1908) và vụ Hà Thành đầu độc ở Hà Nội (tháng 6/1908), thực dân Pháp đã đóng cửa Đăng cổ tùng báo đồng thời cấm Nguyễn Văn Vĩnh diễn thuyết, lưu hành và tàng trữ các ấn phẩm của Phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Tuy nhiên, năm 1908, ông được bầu vào Hội đồng thành phố Hà Nội. Cùng năm này, ông xin ra tờ Notre Journal (Nhật báo của chúng ta) xuất bản bằng tiếng Pháp.
Năm 1909 ông lại xin ra tờ Notre Revue (Tạp chí của chúng ta) cũng bằng tiếng Pháp. Báo này ra được 12 số. Cùng năm đó, ông được mời vào Sài Gòn làm cố vấn cho tờ Lục tỉnh tân văn.
Năm 1913 ông trở lại Hà Nội làm chủ bút tuần báo Đông Dương tạp chí (do Schneider sáng lập vào ngày 15/3/1913). Đây là tờ báo đầu tiên ở Việt Nam quy tụ được hầu hết các nhân sĩ hàng đầu cả Nho học lẫn Tân học trong cơ quan biên tập của tờ báo, đồng thời cũng là tờ báo đầu tiên ở Việt Nam dạy người dân cách làm văn bằng chữ Quốc ngữ. Sau đó, ông được bầu vào Hội đồng Tư vấn Bắc Kỳ (sau đổi làm Viện dân biểu).
Năm 1914 ông kiêm luôn chức chủ bút tờ Trung Bắc tân văn cũng do Schneider sáng lập.
Sau ngày 15/9/1919, Đông Dương tạp chí ngừng xuất bản. Thay thế nó là tờ Học báo (tờ báo có chuyên đề về giáo dục, Trần Trọng Kim lo việc bài vở, Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ nhiệm). Cũng trong năm này, ông Vĩnh mua tờ Trung Bắc tân văn và cho ra hàng ngày (đây là tờ nhật báo đầu tiên trong lịch sử báo chí ở Việt Nam).
Năm 1927 ông cùng với E. Vayrac lập tủ sách Âu Tây tư tưởng (La pensée de l’Occident), rồi tổ chức in và phát hành các đầu sách do ông dịch thuật.
Năm 1929 ông được bầu vào Hội đồng Kinh tế và tài chính Đông Dương.
Năm 1931 ông lập tờ L’Annam Nouveau (Nước Nam mới) in hoàn toàn bằng tiếng Pháp với mục đích bảo vệ chủ thuyết Trực trị do ông đề xướng và chống lại phái đối lập có chủ trương thực hiện đường lối Quân chủ lập hiến. Đồng thời việc xuất bản bằng Pháp văn không phải xin phép chính quyền theo luật định. Ông làm chủ nhiệm kiêm chủ bút cho đến khi mất.
Ngày 1/5/1936, người ta tìm thấy Nguyễn Văn Vĩnh một mình trên con thuyền độc mộc, một tay vẫn cầm bút và tay kia cầm quyển sổ, trôi giữa dòng Sê Băng Hiêng (tên một nhánh của sông Xê Pôn). Người dân địa phương đưa con thuyền cập vào chân cầu Sê Pôn để chuyển lên trạm y tế Sê Pôn cứu chữa, nhưng đã quá muộn.
Nhà cầm quyền loan báo: Nguyễn Văn Vĩnh chết ngày 2/5/1936 vì sốt rét và kiết lỵ (lúc ấy ông 54 tuổi). Sau đó thi hài Nguyễn Văn Vĩnh đã được Hội Tam điểm tổ chức đưa về Hà Nội để cử hành tang lễ trong 3 ngày, từ 6 đến 8 tháng 5 năm 1936. Tại buổi lễ tang, đông đảo giới báo chí của cả ba kỳ đã đến tiễn đưa ông dưới dòng chữ: "Kính viếng Ông tổ của nghề báo". Về sau mộ phần của ông được con cháu đưa về quê Phượng Dực, Phú Xuyên.
Khi 18 tuổi ông kết hôn với người vợ cả là bà Đinh Thị Tính năm 1900. Ngoài ra ông còn có hai người tình là vợ thứ.
Theo thống kê chưa đầy đủ, những công trình của Nguyễn Văn Vĩnh gồm có:
Sáng tác những bài luận thuyết và ký sự sau:
Dịch từ tiếng Việt sang tiếng Pháp:
Chờ bạn cập nhật thêm...
Tiểu sử
Nguyễn Văn Vĩnh sinh ngày 15/6/1882 (tức ngày 30/4 âm lịch năm Nhâm Ngọ) tại phố Hàng Giấy, Hà Nội. Cha là ông Nguyễn Văn Trực, nguyên quán làng Phượng Vũ, xã Phượng Dực, thuộc phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay là huyện Phú Xuyên).
Do thời đó chưa có công trình thủy nông cống Đồng Quan nên quanh năm ngập nước, cánh đồng chiêm chỉ cấy được mỗi năm một vụ nên nhiều dân làng phải bỏ lên tỉnh sinh sống. Hai vợ chồng ông Trực lên ở nhờ nhà họ hàng bên ngoại là vợ của ông nghè Phạm Huy Hổ ở số 46 phố Hàng Giấy, Hà Nội để kiếm sống. Gia đình ông Trực đông con, từ 1882 tới 1890 hai ông bà sinh được hai con trai là Nguyễn Văn Vĩnh và Nguyễn Văn Thọ cùng 5 người con gái. Một mình bà Trực mưu sinh bằng cách về các vùng quê mua hàng gánh ra chợ Đồng Xuân gần nhà bán. Để đỡ gánh nặng, ông Trực đã cho con cả Nguyễn Văn Vĩnh, lúc đó 8 tuổi đi làm nghề kéo quạt ở trường thông ngôn của Pháp ở Đình Yên Phụ, Hà Nội. Trường thông ngôn Collège des Interprètes du Tonkin mở năm 1886, do một người Pháp nói thạo tiếng Việt tên là André d'Argence làm hiệu trưởng kiêm giáo viên quản lý. Phương pháp dạy chủ yếu là truyền khẩu, trường cũng có dạy A, B, C... để học viên tập đọc, tập viết tiếng Pháp và có dạy cả chữ quốc ngữ (hồi đó ở ngoài Bắc, chữ này mới chỉ được dùng trong phạm vi của các giáo hội).
Ngồi cuối lớp kéo quạt nhưng Nguyễn Văn Vĩnh chăm chú nghe giảng và học lỏm. Nhờ vậy, mà ông biết nói và viết được chữ Pháp khá thành thạo. Nhờ chăm chỉ và ham học nên được ông hiệu trưởng d’Argence đồng ý cho dự thi tốt nghiệp khi lớp học mãn khóa (1893) vào lớp thông ngôn tập sự ngạch Tòa công sứ cùng với 40 học sinh của khóa học, và đỗ thứ 12 khi mới 10 tuổi. Thầy d'Argence bèn đặc cách xin học bổng cho ông và nhận ông làm học sinh chính thức của khóa học tiếp theo, khóa thông ngôn tòa sứ khóa 1893-1895 (ngoài thầy d'Argence còn có ông Đỗ Đức Toại, thủ khoa khóa 1890, cùng dạy). Nguyễn Văn Vĩnh đỗ thủ khoa khóa này lúc 14 tuổi, được tuyển đi làm thông ngôn ở tòa sứ Lào Cai.
Năm 14 tuổi, ông vào làm thông ngôn ở Tòa sứ Lào Cai. Lúc đó, Pháp đang cần người thông ngôn cho đoàn chuyên gia nghiên cứu và chuẩn bị xây đường sắt Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai – Vân Nam cho Công ty Hỏa xa Vân Nam. Một năm làm thông ngôn tại Lào Cai, ông đã tích lũy thêm nhiều kiến thức. Khi đoàn chuyên gia được chuyển về Hải Phòng chuẩn bị cơ sở vật chất để xây dựng đường sắt, ông cũng được chuyển về Tòa sứ Hải Phòng theo họ.
Năm 1897, khi 15 tuổi, Nguyễn Văn Vĩnh được điều về Hải Phòng đúng lúc người Pháp đang mở mang kiến thiết bến cảng. Công việc của ông ngoài việc thông ngôn cho các chuyên gia đón tàu nước ngoài vào cảng, còn phải tiếp nhận những vật tư kỹ thuật, hướng dẫn các công việc bốc vác, vận tải và xếp kho. Hàng ngày được giao tiếp với thủy thủ của các tàu Pháp, Anh, Hoa, ông đã học thêm tiếng Trung Quốc và tiếng Anh để thuận tiện cho công việc hàng ngày. Sau 3 tháng ông đã dịch được hai thứ tiếng này đủ để đoàn chuyên gia Pháp làm việc. Họ đỡ phải tuyển thông ngôn viên tiếng Anh và tiếng Trung, và vì vậy họ mến cậu thông ngôn người bản xứ. Với giá bằng nửa tháng lương của mình (hồi đó là 15 đồng), một món tiền rất lớn, ông đổi lấy bộ sách Le Petit Larousse Illustré (từ điển Pháp có hình vẽ) và Encyclopédie Autodidactique Quillet (hai quyển sách tự học chương trình Tú tài Pháp). Ngoài giờ làm việc, ông chú tâm tự học, sau 2 năm là xong hết chương trình phổ thông, làm hết các bài tập ở trong sách. Trong thời gian 5 năm làm việc ở Hải Phòng, ông đã dành dụm mua được một hòm sách chính trị, triết học và tiểu thuyết văn học Pháp, tài sản quý giá mà đi đâu ông cũng mang theo. Được đọc sách báo và tạp chí ngoại quốc đủ các loại - mượn của các thủy thủ nước ngoài - Nguyễn Văn Vĩnh nhận thấy là dân tộc An Nam không có chữ riêng của mình, phải dùng chữ Nôm (loại chữ bắt chước chữ Hán, khó học). Ý nghĩ phát triển chữ Quốc ngữ, dễ học, để giúp cho nhiều người học hỏi mở mang kiến thức bắt đầu nhen nhóm, ông thử dịch những bài văn hay của Pháp ra Quốc ngữ, bắt đầu bằng những bài thơ ngụ ngôn của La Fontaine.
Từ năm 1897-1905, ông chuyển về Tòa sứ Hải Phòng và Bắc Ninh (tỉnh Bắc Giang lúc đó bao gồm cả Bắc Ninh). Thời gian làm việc ở Hải Phòng, ông làm cộng tác viên cho tờ Courrier d’Hai Phong (Thư tín Hải Phòng) và tờ Tribune Indochinoise (Diễn đàn Đông Dương). Viên công sứ Bắc Giang Hauser là một trí thức Pháp đỗ cử nhân luật, đi học ngạch quan cai trị thuộc địa, có đầu óc dân chủ và có ý thức đúng đắn về nhân quyền, biết người biết ta. Thấy ông Vĩnh nói tiếng Pháp thành thạo, am hiểu công việc văn thư, tự mình thảo được công văn và báo cáo đủ các loại cho tòa sứ, lại viết được báo tiếng Pháp và là cộng tác viên của tờ Courrier d’Haiphong và tờ Tribune Indochinoise, Hauser liền đề bạt Vĩnh làm Chánh Văn phòng tòa sứ, nâng lương vượt ngoài khung lương thông ngôn, và giao cho các công việc đáng lẽ phó sứ phải làm (Phó sứ Eckert hồi đó nguyên là nhân viên sở mật thám, không có trình độ văn hóa, không làm được những việc nói trên). Tòa sứ đặt ở Bắc Ninh, gần Hà Nội, nên các quan chức Pháp thường xuyên qua lại, ai muốn hỏi việc gì, công sứ Hauser đều giới thiệu đến chánh văn phòng và tất cả đều được giải đáp nhanh chóng, thỏa đáng với đầy đủ chứng cứ rõ ràng. Sau 4 năm làm việc chung, Hauser càng mến phục, nể tài Nguyễn Văn Vĩnh, coi ông như là một cộng tác viên thân cận, một người bạn, đi đâu cũng kéo ông đi theo, vì thế cho nên cuối năm 1905, khi ông công sứ được đề bạt lên làm Đốc lý tại Hà Nội, ông Vĩnh được điều về theo.
Khi Toàn quyền Beau sang thay Paul Doumer, chủ trương mở mang học hành, lập các tổ chức y tế và hội thiện, Hauser được giao nhiệm vụ vận động và giúp đỡ người Việt làm đơn và thảo điều lệ xin phép lập trường học, hội đoàn, đệ lên phủ thống sứ để duyệt. Dưới thời Toàn quyền Beau 1902-1908, nhờ sự giúp đỡ của Hauser, Nguyễn Văn Vĩnh cùng với các bạn đồng chí hướng lần lượt làm đơn xin thành lập Hội Trí Tri (Hà Nội), Hội Dịch sách, Hội giúp đỡ người Việt đi sang Pháp du học, Đông Kinh nghĩa thục (ông là người thảo điều lệ, viết đơn xin phép, và sau đó là giáo viên dạy chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp của trường).
Năm 1906, ông cùng Hauser sang Pháp lo việc tổ chức gian hàng Đông Dương (Cochinchine) tại Hội chợ thuộc địa ở Marseille. Được tận mắt chứng kiến nền văn minh phương Tây, ông trở về Việt Nam với quyết tâm phát triển ngành xuất bản trong nước mà đầu tiên là phát hành báo chí, để qua đó truyền bá chữ Quốc ngữ và bài bác các hủ tục phong kiến lạc hậu, nhằm canh tân đất nước, vì vậy ông đã xin thôi làm công chức và trở thành nhà báo tự do. Cũng trong năm này, ông là người Việt Nam đầu tiên gia nhập Hội nhân quyền Pháp. Tiếp đó, ông được F. H. Schneider mời hợp tác và in ấn tờ Đại Nam đồng văn nhật báo (Tờ báo hàng ngày của nước Đại Nam chung một văn tự), xuất bản bằng chữ Hán.
Năm 1907, sau khi ra được 792 số, ngày 28/3/1907 tờ báo được đổi tên là Đăng Cổ Tùng Báo (Khêu đèn gióng trống) và in bằng cả hai thứ chữ Nho và chữ Quốc ngữ, ông được cử là chủ bút. Đây là tờ báo tiếng Việt đầu tiên ở Bắc Kỳ. Lo ngại vì đường lối hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục, thực dân Pháp ra lệnh đóng cửa trường vào tháng 11 năm 1907. Sau đó, họ còn cho bắt giam Phan Chu Trinh cùng một số các chí sĩ yêu nước là các giáo viên lãnh đạo của trường. Nguyễn Văn Vĩnh là người Việt Nam duy nhất cùng với bốn người Pháp đồng ký tên đòi trả tự do cho Phan Chu Trinh. Việc làm này cùng với việc ông đã dịch toàn bộ bài viết "Đầu Pháp chính phủ thư" của Phan Chu Trinh từ Hán văn ra Pháp văn. Bài này còn được gọi là "Thư trước tác hậu bổ" (Lettre de Phan Chu Trinh au gouverneur général en 1906), khiến Nguyễn Văn Vĩnh bị chính quyền thực dân gọi lên đe dọa gay gắt. Với hàng loạt các vụ việc phản đối có tính vũ trang như vụ Kháng thuế Trung Kỳ (tháng 3/1908) và vụ Hà Thành đầu độc ở Hà Nội (tháng 6/1908), thực dân Pháp đã đóng cửa Đăng cổ tùng báo đồng thời cấm Nguyễn Văn Vĩnh diễn thuyết, lưu hành và tàng trữ các ấn phẩm của Phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Tuy nhiên, năm 1908, ông được bầu vào Hội đồng thành phố Hà Nội. Cùng năm này, ông xin ra tờ Notre Journal (Nhật báo của chúng ta) xuất bản bằng tiếng Pháp.
Năm 1909 ông lại xin ra tờ Notre Revue (Tạp chí của chúng ta) cũng bằng tiếng Pháp. Báo này ra được 12 số. Cùng năm đó, ông được mời vào Sài Gòn làm cố vấn cho tờ Lục tỉnh tân văn.
Năm 1913 ông trở lại Hà Nội làm chủ bút tuần báo Đông Dương tạp chí (do Schneider sáng lập vào ngày 15/3/1913). Đây là tờ báo đầu tiên ở Việt Nam quy tụ được hầu hết các nhân sĩ hàng đầu cả Nho học lẫn Tân học trong cơ quan biên tập của tờ báo, đồng thời cũng là tờ báo đầu tiên ở Việt Nam dạy người dân cách làm văn bằng chữ Quốc ngữ. Sau đó, ông được bầu vào Hội đồng Tư vấn Bắc Kỳ (sau đổi làm Viện dân biểu).
Năm 1914 ông kiêm luôn chức chủ bút tờ Trung Bắc tân văn cũng do Schneider sáng lập.
Sau ngày 15/9/1919, Đông Dương tạp chí ngừng xuất bản. Thay thế nó là tờ Học báo (tờ báo có chuyên đề về giáo dục, Trần Trọng Kim lo việc bài vở, Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ nhiệm). Cũng trong năm này, ông Vĩnh mua tờ Trung Bắc tân văn và cho ra hàng ngày (đây là tờ nhật báo đầu tiên trong lịch sử báo chí ở Việt Nam).
Năm 1927 ông cùng với E. Vayrac lập tủ sách Âu Tây tư tưởng (La pensée de l’Occident), rồi tổ chức in và phát hành các đầu sách do ông dịch thuật.
Năm 1929 ông được bầu vào Hội đồng Kinh tế và tài chính Đông Dương.
Năm 1931 ông lập tờ L’Annam Nouveau (Nước Nam mới) in hoàn toàn bằng tiếng Pháp với mục đích bảo vệ chủ thuyết Trực trị do ông đề xướng và chống lại phái đối lập có chủ trương thực hiện đường lối Quân chủ lập hiến. Đồng thời việc xuất bản bằng Pháp văn không phải xin phép chính quyền theo luật định. Ông làm chủ nhiệm kiêm chủ bút cho đến khi mất.
Ngày 1/5/1936, người ta tìm thấy Nguyễn Văn Vĩnh một mình trên con thuyền độc mộc, một tay vẫn cầm bút và tay kia cầm quyển sổ, trôi giữa dòng Sê Băng Hiêng (tên một nhánh của sông Xê Pôn). Người dân địa phương đưa con thuyền cập vào chân cầu Sê Pôn để chuyển lên trạm y tế Sê Pôn cứu chữa, nhưng đã quá muộn.
Nhà cầm quyền loan báo: Nguyễn Văn Vĩnh chết ngày 2/5/1936 vì sốt rét và kiết lỵ (lúc ấy ông 54 tuổi). Sau đó thi hài Nguyễn Văn Vĩnh đã được Hội Tam điểm tổ chức đưa về Hà Nội để cử hành tang lễ trong 3 ngày, từ 6 đến 8 tháng 5 năm 1936. Tại buổi lễ tang, đông đảo giới báo chí của cả ba kỳ đã đến tiễn đưa ông dưới dòng chữ: "Kính viếng Ông tổ của nghề báo". Về sau mộ phần của ông được con cháu đưa về quê Phượng Dực, Phú Xuyên.
Khi 18 tuổi ông kết hôn với người vợ cả là bà Đinh Thị Tính năm 1900. Ngoài ra ông còn có hai người tình là vợ thứ.
- Bà Đinh Thị Tính sinh ra: Nguyễn Hải (1901-1939), Nguyễn Giang (1910 – 1969), Nguyễn Thị Loan (1907 – 1942), Nguyễn Thị Nội (1909 – 1932), Nguyễn Thị Vân (1913 – 1940), Nguyễn Dương (1914 – 1967), Nguyễn Phổ (1917 – 1997), Nguyễn Kỳ (1918 – 2009), Nguyễn Thị Mười (1920 – 2013), Kỹ sư Nguyễn Dực (1921 – 2000), Nguyễn Hồ (1923 – 2015).
- Bà Phan Thị Lựu sinh ra: Nguyễn Nhược Pháp (1914 – 1938) và Nguyễn Văn Thiện.
- Bà Suzanne Giáp Thị Thục, người lai Pháp Việt, sinh ra: Alexandre Nguyễn Hiến (1920-1996), Maximilien Nguyễn Phùng (1921-1997), Nguyễn Thị Thu Hương (1927-1945).
Theo thống kê chưa đầy đủ, những công trình của Nguyễn Văn Vĩnh gồm có:
Sáng tác những bài luận thuyết và ký sự sau:
- Xét tật mình (khởi đăng trên Đông Dương tạp chí từ số 6)
- Phận làm dân (khởi đăng trên Đông Dương tạp chí từ số 48)
- Chỉnh đốn lại cách cai trị dân xã (khởi đăng trên Đông Dương tạp chí từ số 61)
- Nhời đàn bà (khởi đăng trên Đông Dương tạp chí từ số 5)
- Hương Sơn hành trình (Hành trình thăm chùa Hương, đăng trên Đông Dương tạp chí từ số 41 đến 45)
- Một tháng với những người tìm vàng (viết dở dang)
- Tiền Xích Bích và Hậu Xích Bích, đăng trên Đông Dương tạp chí, lớp mới, số 66-68
- Tam quốc chí diễn nghĩa (dịch chung với Phan Kế Bính )
- Thơ ngụ ngôn của La Fontaine (Fables de La Fontaine, năm 1920)
- Truyện trẻ con (Les contes của Charles Perrault, năm 1920).
- Ba người ngự lâm pháo thủ (Les trois mouquetaires, tiểu thuyết của Alexandre Dumas, 24 quyển, Vĩnh Thành in năm 1921)
- Tê-lê-mặc phiêu lưu ký (Les aventures de Télémaque, truyện của Fénélon, 1927)
- Những kẻ khốn nạn (Les Misérables, tiểu thuyết của Victor Hugo, Trung Bắc tân văn 1928)
- Miếng da lừa (La peau de chagrin, tiểu thuyết của Honoré de Balzac, Trung Bắc tân văn 1928)
- Người bệnh tưởng (Le malade imaginaire, kịch của Molière, 1928)
- Trưởng giả học làm sang (Le Bourgeois Gentilhomme, kịch của Molière, 1928)
- Giả đạo đức (Le misanthrope, kịch của Molière, 1928)
- Người biển lận (L'avare, kịch của Molière, 1928)
- Qui-li-ve du ký (Les voyages de Gulliver, truyện của Jonathan Swift, 1929)
- Mai-nương Lệ-cốt (Trung Bắc tân văn 1932)
- Truyện các danh nhân Hy lạp và La Mã (Les vies parallèles des hommes illustrés de la Grèce et de Rome của Plutarque, 1932)
- Tiểu sử của ông Rabelais (Notice sur Rabelais của E. Vayrac)
- Đàn cừu của chàng Panurge
- Tục ca lệ (Turcaret), kịch của Lesage.
- Sử ký thanh hoa (Le parfum des humanités của Emile Vayrac)
- Chàng Gil Blax xứ Xăngtizan (Gil Blas de Santillane, tiểu thuyết của Lesage)
Dịch từ tiếng Việt sang tiếng Pháp:
- Kim Vân Kiều tân dẫn Pháp văn (tức Truyện Kiều của Nguyễn Du). Đăng từng kỳ trên Đông Dương tạp chí từ số 18 trở đi.
Chờ bạn cập nhật thêm...