administrator
Administrator
Thành viên BQT
Phan Trần Chúc (1907-1946), là nhà văn Việt Nam, thời tiền chiến. Cuộc đời Phan Trần Chúc, các sách nghiên cứu văn học Việt chép rất ít, cho nên chỉ biết ông sinh ở tỉnh Thái Bình, nhưng sống ở Hà Nội.
Khi trưởng thành, ông gia nhập làng báo, viết cho tờ: Ngọ báo, Việt báo, Đông Tây,... và làm Chủ bút tờ Việt cường, Chủ nhiệm tờ Tân Việt Nam. Bên cạnh đó, ông còn là cây bút chuyên nghiệp, chuyên viết sách thuộc loại lịch sử ký sự, lịch sử tiểu thuyết. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), ông tham gia tổ chức Đại Việt quốc gia liên minh.
Năm Bính Tuất (1946), Phan Trần Chúc mất tại phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc ngoại thành Hà Nội, hưởng dương 39 tuổi.
Tác phẩm
Tuy chưa được thống kê đầy đủ, nhưng Phan Trần Chúc đã để một gia tài trước tác khá đồ sộ. Các tác phẩm đã xuất bản, gồm:
Nghiên cứu:
Triều Tây Sơn (1942)
Bằng quận công (Mai lĩnh - 1942)
Bùi Viện với cuộc duy tân của triều Tự Đức (1942)
Ngày mai với tập hồ sơ của một thời đại (Hà Nội, 1942)
Việt Nam sử học (thế kỉ 18 - 1942)
Văn chương quốc âm thế kỷ XIX (1942)
Một kiếp trước của Phật Thích Ca (1942)
Tĩnh Đô vương (1943)
Lịch sử ký sự:
Vua Hàm Nghi (Nam ký - Hà Nội, 1935)
Lê Hoan (Tân Việt Nam - Hà Nội, 1939)
Vua Quang Trung (Lê Cường - Hà Nội, 1940)
Nguyễn Tri Phương, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2001
Tiểu thuyết lịch sử:
Hồi chuông Thiên Mụ (1940)
Cần vương (1941)
Dưới lũy Trường Dục (Phổ thông bán nguyệt san, số 104, ngày 1 tháng 4 năm 1942)
Truyện ký Danh nhân Việt Nam qua các triều đại, quyển I (Tân Dân- Hà Nội, 1942)
Từ nhà Chùa đến nhà Chúa (Hương Sơn, 1942)
Giọt máu sau cùng (1943)
Thưởng trì cung (1943)…
Sách viết cho học sinh
Phạm Nhan (Xuân Thu - Hà Nội, 1943)
Ngoài ra còn có (chưa rõ thể loại):
Bánh xe khứ quốc (Thụy Ký - Hà Nội,1941)
Năm bộ da dê hay là một tấm gương kiên nhẫn (Thụy Ký, 1943).
Rất hoan nghênh các bạn có những góp ý và đóng góp thêm hình ảnh, thông tin những tác phẩm còn thiếu để những thông tin trên được hoàn thiện giúp ích cho việc tra cứu. Xin chân thành cảm ơn mọi sự đóng góp của bạn trên diễn đàn.
Khi trưởng thành, ông gia nhập làng báo, viết cho tờ: Ngọ báo, Việt báo, Đông Tây,... và làm Chủ bút tờ Việt cường, Chủ nhiệm tờ Tân Việt Nam. Bên cạnh đó, ông còn là cây bút chuyên nghiệp, chuyên viết sách thuộc loại lịch sử ký sự, lịch sử tiểu thuyết. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), ông tham gia tổ chức Đại Việt quốc gia liên minh.
Năm Bính Tuất (1946), Phan Trần Chúc mất tại phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc ngoại thành Hà Nội, hưởng dương 39 tuổi.
Tác phẩm
Tuy chưa được thống kê đầy đủ, nhưng Phan Trần Chúc đã để một gia tài trước tác khá đồ sộ. Các tác phẩm đã xuất bản, gồm:
Nghiên cứu:
Triều Tây Sơn (1942)
Bằng quận công (Mai lĩnh - 1942)
Bùi Viện với cuộc duy tân của triều Tự Đức (1942)
Ngày mai với tập hồ sơ của một thời đại (Hà Nội, 1942)
Việt Nam sử học (thế kỉ 18 - 1942)
Văn chương quốc âm thế kỷ XIX (1942)
Một kiếp trước của Phật Thích Ca (1942)
Tĩnh Đô vương (1943)
Lịch sử ký sự:
Vua Hàm Nghi (Nam ký - Hà Nội, 1935)
Lê Hoan (Tân Việt Nam - Hà Nội, 1939)
Vua Quang Trung (Lê Cường - Hà Nội, 1940)
Nguyễn Tri Phương, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2001
Tiểu thuyết lịch sử:
Hồi chuông Thiên Mụ (1940)
Cần vương (1941)
Dưới lũy Trường Dục (Phổ thông bán nguyệt san, số 104, ngày 1 tháng 4 năm 1942)
Truyện ký Danh nhân Việt Nam qua các triều đại, quyển I (Tân Dân- Hà Nội, 1942)
Từ nhà Chùa đến nhà Chúa (Hương Sơn, 1942)
Giọt máu sau cùng (1943)
Thưởng trì cung (1943)…
Sách viết cho học sinh
Phạm Nhan (Xuân Thu - Hà Nội, 1943)
Ngoài ra còn có (chưa rõ thể loại):
Bánh xe khứ quốc (Thụy Ký - Hà Nội,1941)
Năm bộ da dê hay là một tấm gương kiên nhẫn (Thụy Ký, 1943).
Rất hoan nghênh các bạn có những góp ý và đóng góp thêm hình ảnh, thông tin những tác phẩm còn thiếu để những thông tin trên được hoàn thiện giúp ích cho việc tra cứu. Xin chân thành cảm ơn mọi sự đóng góp của bạn trên diễn đàn.