Ấn Độ Premchand (1880 - 1936)

BTBookstore

BTBookstore

Thành viên sáng lập

1669782721783.png

Premchand

(Ấn Độ, 1880 - 1936)

Premchand (Tiếng Hindi nghĩa là "Yêu trăng"), tên thật là Dhanpat Rai Srivastava, là nhà văn hiện thực lớn Ấn Độ. Ông sinh ngày 31/7/1880 tại làng lamhi gần thành phố Benarex. Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo khổ, cha ông là một thầy giáo làng.

Lên 7 tuổi mẹ mất, đến 15 tuổi, theo tục lệ tảo hôn, Premchand lấy vợ; một năm sau đó cha mất. Từ đó ông sống cuộc đời tự lập, hàng ngày phải lao động nặng nhọc kiếm tiền ăn học và nuôi sống gia đình. Vì hoàn cảnh túng quẫn làm không đủ ăn, ông đành bỏ dở việc học hành, lên tỉnh làm gia sư trong gia đình một viên thầy kiện. Tên thầy kiện này quá keo kiệt, đối xử với ông tồi tệ. Y cho ông ở trong một góc xép tối tăm trên chuồng ngựa. Ngoài giờ dạy ông chép thuê cho bọn sinh viên con nhà giàu để kiếm thêm tiền. Cũng may, sống trong cái gác xép tối tăm đó Premchand đã tìm được thú đọc sách, nhờ đó kiến thức được mở rộng, tiếp thu được tư tưởng tiến bộ của nhiều nhà văn lớn của Ấn Độ và thế giới. Sách vở còn tạo cho ông một sự rung cảm sâu sắc đối với số phận những con người đau khổ và có dịp liên hệ đến cuộc đời mình. Ông muốn hòa nỗi đau khổ riêng của mình vào nỗi đau khổ chung của mọi người bằng cách: "Viết! Viết! Phải viết!". Premchand thực sự viết văn từ đó. Để có kế sinh sống, ông nhờ một người bạn thân xin cho ông chân giáo viên tiểu học. Có dịp gần gũi với trẻ em, ông bắt tay sáng tác cho lớp độc giả tí hon đáng yêu này. Ông viết lại nhiều mẩu chuyện nhỏ rút từ trong các tập anh hùng ca Ramayana, Mahabharata... để giáo dục lòng yêu nước, yêu truyền thống văn hóa Ấn Độ. Từ năm 1901 trở đi, ông viết khá nhiều, dịch truyện của Tagor từ tiếng Bengan ra tiếng Hindi, năm 1907 viết truyện ngắn và các bài phê bình văn học đăng trên tạp chí Thời đại. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ cũng là lúc Premchand cho ra đời tập truyện ngắn Đất nước bỏng lửa. Đó là bản cáo trạng hùng hồn đối với đế quốc Anh và qua đó kêu gọi nhân dân vùng dậy đấu tranh giải phóng đất nước. Sách ra đời chưa được sáu tháng thì bị kết án là cuốn "sách phản quốc". Ông bị sở mật thám gọi đến cảnh cáo, bản thảo bị tịch thu, năm trăm cuốn sách bị đốt. Sau đó ông lại cho ra đời tiểu thuyết Việc nhà, tổ ấm của tình yêu, phản ánh cuộc sống cơ cực ở nông thôn. Sau hai mươi năm sống cuộc đời nhà giáo nô lệ, nhạt nhẽo và vô vị, ông bỏ nghề chuyển sang làm báo.

Năm 1929 làm chủ bút tờ báo Đẹp, tuyên truyền phát triển tiếng Hindi, giáo dục tinh thần yêu nước và giải phóng dân tộc. Trong phong trào bất hợp tác của Gandi, ông cho ra đời tạp chí văn nghệ hàng tháng lấy tên là Cười, phục vụ phong trào yêu nước và đặt cơ sở cho việc thống nhất văn nghệ toàn quốc. Mặc dù bị bọn thống trị tìm mọi cách thủ tiêu, nhưng do tinh thần đấu tranh bền bỉ của ông mà tạp chí Cười kéo dài đến năm 1936. Premchand chịu ảnh hưởng tư tưởng của Gandi và tinh thần đấu tranh của nhân dân lao động cùng khổ. Ông đã tích cực tham gia và ủng hộ nhiệt tình các phong trào đấu tranh của họ. Premchand cũng là một trong những nhà văn Ấn Độ hồ hởi đón chào và ca ngợi Cách mạng tháng Mười khá sớm. Ông ủng hộ đường lối cách mạng của đảng Cộng sản Ấn Độ và thiết thực tham gia các hoạt động xã hội do đảng đề xướng, là người đầu tiên làm chủ tịch Hội các nhà văn tiến bộ Ấn Độ. Trong phong trào đấu tranh sôi nổi của nông dân, ông đã hoàn thành kiệt tác Godan (Bò cái hiến tế thần Brahma), nói về số phận và mơ ước của những nông dân nghèo khổ Ấn Độ. Câu chuyện xoay quanh ước mơ có mơ con bò cái của một bác nông dân nghèo, nhưng cả tiểu thuyết Godan là một bức tranh vô cùng sinh động về cái làng quê Ấn Độ mà người ta gọi là "xương sống của tổ quốc” với đủ mọi thành phần giai cấp, mọi loại tâm lý, các thứ tập tục hủ lậu, các thứ thành kiến cổ truyền, các sự kiện phức tạp và tàn nhẫn, đủ mọi loại quan hệ xã hội điển hình của đất nước Ấn Độ từ những năm hai mươi của thế kỷ XX này.

Premchand mất ngày 3 tháng 10 năm 1936, để lại cho kho tàng văn học 12 cuốn tiểu thuyết, 2 vở kịch, 200 truyện ngắn, nhiều tiểu luận, tạp văn, bút kí và những bài phê bình văn học khác. Xuất thân là người nghèo khổ và bị áp bức nên từ khi cầm bút cho đến lúc tắt thở, ông luôn luôn trung thành với phương châm viết văn của mình là: "Bảo vệ những người bị áp bức là nhiệm vụ tất yếu của các nhà văn", "Văn nghệ phản ánh hiện thực là văn nghệ chân chính". Do tài năng nghệ thuật xuất sắc mà Premchand được mệnh danh là "ông hoàng tiểu thuyết Hindi". Ông có công làm cho hai ngôn ngữ miền bắc Ấn Độ là Urdu và Hindi đạt đến ngữ pháp chính xác, thoát li được sự cầu kì hóc hiểm, bóng bẩy của ngôn ngữ quý tộc Sanskrit, đặc biệt thoát khỏi ảnh hưởng của văn học tư sản Anh. Ông đã đưa tiếng Hindi lên địa vị xứng đáng, lấn át địa vị độc tôn của thành công đó là do Premchand quan niệm rằng: "Tiếng mẹ đẻ có được tôn trọng thì mới thực sự độc lập".

Đánh giá về Premchand, nhà phê bình văn học xuất sắc của Ấn Độ Ram Vila Sacma nói : "Những nhà văn như Premchand đã giác ngộ cho nhân dân nhiều hơn biết bao nhiêu nhà hoạt động chính trị đương thời. Những nhà văn như Premchand là những người yêu nước thiết tha, có cảm tình với chủ nghĩa xã hội, vì họ nhận thức được rằng: Tổ quốc không phải của bọn thiểu số giàu có bóc lột mà là của quảng đại quần chúng nhân dân nghèo khổ, bị áp bức bóc lột. Với khả năng tiên tri của họ, họ đã nhạy cảm thấy được thắng lợi của nhân dân Ấn Độ trong một tương lai gần đây".​
Chữ ký của Premchand.jpg
Chữ ký của Premchand

Tổng hợp các sách đã xuất bản:​
- Godan - NXB Văn Nghệ TPHCM 2000. Bùi Phụng và Bùi Ý dịch
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi moderator:
BTBookstore

BTBookstore

Thành viên sáng lập
IMG_8542.JPG
Godan
Bùi Phụng và Bùi Ý dịch
NXB Văn Nghệ xuất bản năm 2000
 
Top