Man Booker Tác phẩm đoạt giải Man Booker

Giải Booker, trước có tên là Giải thưởng văn học Booker (1969–2001) và Giải Man Booker (2002–2019), là một giải thưởng văn học được trao hàng năm cho một tiểu thuyết dài được coi là hay nhất được viết bằng tiếng Anh và có tác giả là công dân quốc gia thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh hay công dân Cộng hòa Ireland.

Lịch sử giải Man Booker
Giải thưởng có tên ban đầu là Giải Booker-McConnell (Booker-McConnell Prize), lấy theo tên Booker-McConnell - công ty tài trợ cho giải thưởng từ khi nó ra đời năm 1968. Từ năm 2002, cùng với việc quyền quản lý giải thưởng thuộc về Quỹ Giải Booker (Booker Prize Foundation), tên chính thức của giải thưởng cũng được chuyển thành Giải Man Booker, trong đó Man là tên của Man Group, công ty tài trợ mới của giải. Ban đầu giá trị giải thưởng mỗi năm là 21.000 bảng Anh, sau được tăng lên 50.000 bảng kể từ năm 2002.

Năm 1993, từ 25 tác phẩm giành giải Booker đầu tiên, ban giám khảo đã chọn tiểu thuyết Midnight's Children của nhà văn Salman Rushdie (giải Booker 1981) là tiểu thuyết hay nhất trong 25 năm của giải Booker, tác phẩm này được trao Giải Booker of Bookers (Booker of Bookers Prize). Năm 2008 một giải thưởng tương tự được trao cho tác phẩm hay nhất trong 40 năm của giải Booker, giải lần này có tên Booker hay nhất (The Best of the Booker) và Midnight's Children của Salman Rushdie một lần nữa lại là tác phẩm chiến thắng.

Từ năm 2005, Quỹ Giải Booker cũng thành lập Giải Man Booker quốc tế để mở rộng diện tác giả ra toàn thế giới.

Quy trình xét giải
Quá trình lựa chọn danh sách rút gọn (shortlist) và tác phẩm hay nhất cho Giải Booker được thực hiện bởi ban cố vấn gồm một nhà văn, hai nhà biên tập, một nhà quản lý văn học, một nhà kinh doanh sách, một nhà quản lý thư viện và một chủ tịch (do Quỹ Giải Booker lựa chọn). Ban cố vấn này sẽ chọn ra một ban giám khảo gồm 5 người bao gồm các nhà phê bình, nhà văn, học giả có tiếng, ban giám khảo sẽ chịu trách nhiệm chọn ra cuốn sách giành Giải Booker năm đó. Thành phần ban giám khảo Giải Booker thay đổi theo từng năm.

Trong 35 năm đầu tiên, chỉ có 5 năm là danh sách tác phẩm rút gọn có ít hơn 6 tiểu thuyết và 2 năm (1980, 1981) danh sách này có 7 tiểu thuyết. Tổng cộng đã có 201 tác phẩm của 134 tác giả từng lọt vào danh sách rút gọn trong 35 năm Giải Booker. Có 19 tác giả từng có 2 tác phẩm lọt vào danh sách rút gọn, trong đó duy nhất có J. M. Coetzee từng chiến thắng trong cả hai lần. Các nhà văn có quốc tịch Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là những người giành nhiều Giải Booker nhất, 24 giải, tiếp đó là các nhà văn quốc tịch Úc (6 giải) và Cộng hòa Ireland (4 giải).

Danh sách giải Man Booker
Đang cập nhật...
 
BTBookstore

BTBookstore

Thành viên sáng lập
IMG_3003.JPG
Con đường đói khổ (The famished road) - Ben Okri
Đoạt giải Booker năm 1991
Người dịch: Linh Bacardi
Phương Nam & NXB Văn Học. xuất bản năm 2013

Ben Okri (sinh năm 1959) là nhà văn, nhà thơ người Nigeria, sống tại London, Anh. Ông được coi là một trong những tác giả châu Phi lỗi lạc nhất trong nền văn chương hậu hiện đại và hậu thuộc địa. Ông tiêu biểu cho dòng văn chương đặc sắc của Nigeria.
Tuy trải qua phần lớn cuộc đời ở London, Okri thừa nhận rằng: “Châu Phi là nơi duy nhất tôi thực sự muốn viết về. Nó là tặng phẩm của nhà văn”. Chủ đề tráng lệ của ông là về tổ tiên Nigeria. Qua ngòi bút của mình, ông phác họa cảnh tượng những linh hồn, những thị kiến, những giấc mộng, sự nghèo đói cùng với cuộc tranh đấu lao khổ của con người chống lại sự bóc lột và thối nát.
Ông xuất bản gần 20 tác phẩm và đoạt nhiều giải thưởng. Năm 1991, cuốn Con đường đói khổ (The famished road) giúp ông giành giải Booker. Một số tác phẩm nổi bật khác của ông: Hoa và bóng (Flowers and Shadows, 1980), Phong cảnh bên trong (The landscapes within), Mối tình hiểm nghèo (Dangerous love, 1996)…​
 
BTBookstore

BTBookstore

Thành viên sáng lập
IMG_8913.JPG
Cuộc đời của Pi (Life of Pi) - Yann Martel
Tác phẩm đoạt giải Man Booker 2002
Trịnh Lữ dịch
Nhã Nam & NXB Văn Học xuất bản năm 2004 và được tái bản rất nhiều lần
Cuộc đời của Pi được trao giải thưởng dành cho văn học dịch của Hội nhà văn Hà Nội năm 2004.

Ra mắt công chúng lần đầu vào năm 2001, "Cuộc đời của Pi" nhanh chóng trở thành một hiện tượng văn học, nhận được sự đón nhận nồng nhiệt từ độc giả và nhiều lời phê bình tích cực từ giới chuyên môn. Nhiều tờ báo uy tín so sánh "Cuộc đời của Pi" với "Ông già và biển cả" hoặc "Gulliver du ký", đồng thời đưa tên tuổi của Yann Martel sóng đôi cùng các văn hào lớn như Joseph Conrad, Salman Rushdie hay William Golding. Tác phẩm đạt giải Man Booker năm 2002. Bộ phim chuyển thể năm 2012 cũng giành chiến thắng tại 4 hạng mục Oscar. Với bối cảnh văn hóa đọc đa dạng và lan tràn như hiện nay, thành quả mà "Cuộc đời của Pi" đạt được quả thực vô cùng đáng ngưỡng mộ.​
 
BTBookstore

BTBookstore

Thành viên sáng lập
Man Booker_002.JPG
Tiểu thần Vernon (Vernon God Little) - DBC Pierre
Tác phẩm đoạt giải Man Booker 2003
Thanh Vân dịch
MInh Lâm & NXB Hội Nhà Văn xuất bản năm 2004

Tiểu thần Vernon là tiểu thuyết đầu tay của Pierre nhưng đã giúp ông giành giải thưởng danh giá Booker 2003. Cuốn truyện kể về cuộc thảm sát tại một trường trung học ở Texas. Chủ tịch ban Giám khảo gọi đây là "một hài kịch đen chói sáng". "Ngôn ngữ của cuốn sách vô cùng sống động, sáng tạo, rất thú vị và hài hước."
 
BTBookstore

BTBookstore

Thành viên sáng lập
Man Booker_008.JPG
Biển (The Sea) - John Banville
Tác phẩm đoạt giải Man Booker 2005
Trịnh Lữ dịch
Nhã Nam & NXB Văn Học xuất bản năm 2007

Biển kể về một người đàn ông đã phải đương đầu với quá khứ tuổi thơ của mình ở một thị trấn.
Cuốn sách được ông Sutherland đánh giá là “một nghiên cứu bậc thầy về nỗi thống khổ, trí tuệ và tình yêu”.
Tác giả Banville cũng đưa ra đánh giá riêng: “Thậm chí không đoạt giải tôi vẫn nghĩ rằng đây là một năm tốt đẹp cho tiểu thuyết”.​
 
Top