Thạch Lam (1910 - 1942)

administrator

administrator

Administrator
Thành viên BQT
Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Vinh sau đổi thành Nguyễn Tường Lân là một nhà văn thuộc nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Ông là em ruột của hai nhà văn khác cũng trong nhóm Tự Lực văn đoàn là Nhất Linh và Hoàng Đạo. Ngoài bút danh Thạch Lam, ông còn có các bút danh là Việt Sinh, Thiện Sỹ.

Tiểu sử
Thạch Lam quê gốc ở Quảng Nam. sinh ra tại Hà Nội trong một gia đình công chức gốc quan lại, thuở nhỏ chủ yếu sống ở quê ngoại, phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Thạch Lam là người con thứ 6 trong gia đình 7 người con (6 trai, 1 gái). Nguyên tên ban đầu của ông do cha mẹ đặt là Nguyễn Tường Vinh. Đến năm Thạch Lam 15 tuổi, thấy mình học chậm, cần tăng thêm tuổi để học "nhảy" 4 năm, ông làm lại khai sinh thành Nguyễn Tường Lân.

Cha là Nguyễn Tường Nhu (1881-1918), thông thạo chữ Hán và chữ Pháp, làm Thông phán Tòa sứ, thường được gọi là Thông Nhu hay Phán Nhu. Mẹ là bà Lê Thị Sâm, là con gái đầu lòng cụ Lê Quang Thuật (tục gọi Quản Thuật), người gốc Huế đã ba đời ra Bắc, làm quan võ ở huyện Cẩm Giàng. Bấy giờ tri huyện Cẩm Giàng Nguyễn Tường Tiếp (tục gọi là Huyện Giám), quê gốc Quảng Nam, có con trai là Nguyễn Tường Nhu đến tuổi lấy vợ, mới cho người mai mối hỏi cô Lê Thị Sâm về làm dâu họ Nguyễn Tường.

Cha ông mất sớm, mẹ ông phải một mình buôn bán nuôi mẹ chồng và bảy người con. Lúc nhỏ, ông chủ yếu sống ở quê ngoại.

Ở Cẩm Giàng, Thạch Lam học tại trường Nam (Tiểu học Hải Dương, nay là trường Tiểu học Tô Hiệu). Đến khi người anh cả là Nguyễn Tường Thụy ra trường dạy học ở Tân Đệ (Thái Bình), mẹ ông đã đưa cả nhà đi theo người con cả, nên Thạch Lam đến học ở Tân Đệ. Nhưng ở đây được một năm, làm vẫn không đủ cho các miệng ăn, mẹ ông dẫn các con (trừ Nguyễn Tường Thụy) về Hà Nội ở nhà thuê, rồi cứ thế lúc thì ở Hà Nội, lúc thì ở Cẩm Giàng.

Muốn sớm đỡ đần cho mẹ, Thạch Lam đã nhờ mẹ nói khéo với ông lý trưởng cho đổi tên và khai tăng tuổi để học ban thành chung. Sau khi đỗ cao đẳng tiểu học, ông thi đỗ vào cao đẳng Canh Nông ở Hà Nội, nhưng chỉ vài năm sau đó ông đi học ở trường Trung học Albert Sarraut và đỗ tú tài phần thứ nhất.

Khi đã đỗ Tú tài phần thứ nhất, Thạch Lam thôi học để làm báo với hai anh. Buổi đầu, ông gia nhập Tự Lực văn đoàn do anh là Nguyễn Tường Tam sáng lập, rồi được phân công lo việc biên tập tuần báo Phong hóa và tờ Ngày nay của Tự Lực Văn Đoàn. Đến tháng 2 năm 1935, thì ông được giao làm Chủ bút tờ Ngày nay.

Khác với tất cả các anh trai đều lấy vợ qua mai mối, được bố mẹ chấp thuận mới coi mặt nhau, rồi cưới, Thạch Lam lấy vợ hoàn toàn do sự lựa chọn của cá nhân ông. Khoảng năm 1935, Thạch Lam lấy vợ là bà Nguyễn Thị Sáu, người Ninh Bình, đã từng có một đời chồng. Ông được người chị (Nguyễn Thị Thế) nhường lại căn nhà nhỏ tại đầu làng Yên Phụ, ven Hồ Tây cho vợ chồng ông ở.

Cũng theo hồi ức của bà Nguyễn Thị Thế thì bản tính Thạch Lam "ưa tĩnh mịch nên khi có con, vú em được lệnh cấm không được ru và cũng cấm không được để nó khóc. Ngoài cổng, có khi chú còn cho treo một cái biển đề: "Ai hỏi gì xin lên tòa soạn". Và bà Thế kết luận, những tháng ngày cuối đời, Thạch Lam "khó tính đến nỗi hầu như chỉ có thím là chiều chuộng được chú, còn tôi và mẹ tôi cũng đành chịu".

Theo những gì mà người thân của Thạch Lam kể lại, mặc dù cao tới 1m70, vượt trội hơn khá nhiều chiều cao trung bình của người Việt thời đó, nhưng sức khỏe của Thạch Lam lại rất không tương xứng với chiều cao của ông. Có thể nói, ông thuộc dạng thể chất yếu. Vì thế mà ông rất năng chơi thể thao (ông chơi tennis vào loại khá) và có thời kỳ, ông cùng người anh rể tương lai tên gọi Nguyễn Kim Hoàn đi học võ nghệ.

Một tuổi thơ nhọc nhằn cộng với cuộc sống lao lực vì miếng cơm manh áo đã làm Thạch Lam sớm mắc căn bệnh lao phổi, một căn bệnh nan y thời bấy giờ. Ông mất tại "nhà cây liễu" vào ngày 27 tháng 6 năm 1942, lúc mới 32 tuổi, khi đang còn trong độ tuổi rực rỡ trên văn đàn.

Ông ra đi để lại người vợ trẻ cùng với ba đứa con thơ trong cảnh nghèo. Gia đình đã an táng ông nơi nghĩa trang Hợp Thiện, nay thuộc quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Tác phẩm
Hầu hết sáng tác của Thạch Lam được đăng báo trước khi in thành sách. Tác phẩm gồm có:
  • Gió lạnh đầu mùa (tập truyện ngắn, in lần đầu năm 1937 do Đời nay xuất bản)
  • Nắng trong vườn (tập truyện ngắn, in lần đầu năm 1938 do Đời nay xuất bản)
  • Ngày mới (truyện dài, in lần đầu năm 1939 do Đời nay xuất bản)
  • Quyển sách (truyện thiếu nhi, in lần đầu năm 1940 do Đời nay xuất bản)
  • Hạt ngọc (truyện thiếu nhi, in lần đầu năm 1940 do Đời nay xuất bản)
  • Theo giòng (bình luận văn học, in lần đầu năm 1941 do Đời nay xuất bản)
  • Sợi tóc (tập truyện ngắn, in lần đầu năm 1942 do Đời nay xuất bản)
  • Một thứ quà của lúa non: Cốm (Hà Nội băm sáu phố phường, in lần đầu năm 1943 do Đời nay xuất bản)
  • Hà Nội băm sáu phố phường (Tùy bút, in lần đầu năm 1943 do Đời nay xuất bản)
Thạch Lam có tác phẩm truyện ngắn "Hai đứa trẻ" đã được in vào SGK ngữ văn 11, tập một và được in vào SGK lớp 10 tập một theo chương trình mới từ năm 2022.


Rất hoan nghênh các bạn có những góp ý và đóng góp thêm hình ảnh, thông tin những tác phẩm còn thiếu để những thông tin trên được hoàn thiện giúp ích cho việc tra cứu. Xin chân thành cảm ơn mọi sự đóng góp của bạn trên diễn đàn.
 
Hà Huỳnh

Hà Huỳnh

Thành viên sáng lập
Sợi tóc
Bản in lần đầu do Đời Nay xuất bản năm 1942

20221120_171316.jpg
 

Attachments

  • 20221120_171302.jpg
    20221120_171302.jpg
    134.7 KB · Lượt xem: 14
  • 20221120_171337.jpg
    20221120_171337.jpg
    102.6 KB · Lượt xem: 14
  • 20221120_171417.jpg
    20221120_171417.jpg
    133.4 KB · Lượt xem: 12
Hà Huỳnh

Hà Huỳnh

Thành viên sáng lập
Theo giòng
Bản in lần đầu do Đời Nay xuất bản năm 1941
20221120_172049.jpg
 

Attachments

  • 20221120_172109.jpg
    20221120_172109.jpg
    113.2 KB · Lượt xem: 4
  • 20221120_172119.jpg
    20221120_172119.jpg
    129.9 KB · Lượt xem: 4
  • 20221120_172130.jpg
    20221120_172130.jpg
    125.7 KB · Lượt xem: 3
Top