administrator
Administrator
Thành viên BQT
Trần Huy Liệu ( 5/11/1901 – 28/7/1969) là một nhà văn, nhà hoạt động cách mạng, nhà sử học, nhà báo Việt Nam. Ông từng giữ nhiều vị trí lãnh đạo cấp cao (như Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền) trong chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông là chủ tịch đầu tiên của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Đông Đức.
Tiểu sử
Ông quê ở làng Vân Cát, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Ông có bút danh chính là Nam Kiều và nhiều bút hiệu khác như Đẩu Nam, Hải Khách, Côi Vị, Ẩm Hân Kiếm Bút.
Thuở nhỏ ông học thầy Bùi Trình Khiêm ở Nam Định, Hà Nội. Từ năm 1924, ông vào Nam công tác với các báo Nông cổ mín đàm, Rạng đông, làm chủ bút tờ Đông Pháp thời báo. Tháng 6 năm 1927 ông bị Pháp bắt, kết án tù vì có chân trong các tổ chức yêu nước.
Trần Huy Liệu có một người vợ chính thức và bốn người con. Ngoài ra, ông có một người vợ không chính thức và một người con nữa với bà. Người vợ không chính thức dù có con, em tham gia bộ đội và ủng hộ rất nhiều cho kháng chiến, bà vẫn bị quy địa chủ tại Cuộc cải cách ruộng đất năm 1954, giam giữ đến gần chết vì lao phổi.
Năm 1928 ông thành lập Cường học thư xã chuyên xuất bản sách cổ võ tinh thần yêu nước, nâng cao dân trí.
Cũng trong năm này, ông tham gia nhập Việt Nam Quốc dân đảng và tổ chức đảng bộ trong Nam giữ cương vị Bí thư kỳ Nam bộ.
Rồi bị Pháp bắt vào khoảng tháng 8 năm 1928, bị kết án 5 năm tù và đày ra Côn Đảo. Trong tù, vì tiếp xúc với người cộng sản ông tiếp thu chủ nghĩa cộng sản, tuyên bố li khai Quốc dân đảng, tự nguyện đứng vào hàng ngũ những người cộng sản.
Năm 1935, ông ra tù, bị trục xuất về miền Bắc. Từ năm 1936, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, tích cực hoạt động cho đảng.
Tháng 10 năm 1939 lại bị bắt đày đi Sơn La, Bá Vân, Nghĩa Lộ. Đến tháng 3 năm 1945, tham gia phá trại giam Nghĩa Lộ, vượt ngục trở về Hà Nội làm công tác cách mạng.
Từ năm 1953, ông chuyển sang công tác nghiên cứu khoa học, làm Trưởng ban Ban nghiên cứu Văn Sử Địa trực thuộc Trung ương Đảng cho đến năm 1959.
Sau đó ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ Viện trưởng đầu tiên của Viện Sử học, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam.
Ông để lại 290 công trình nghiên cứu và các bản hồi ký là một di sản đồ sộ, ông đã có những cống hiến xuất sắc cho nền sử học đất nước, trong đó cuốn sách "Lịch sử 80 năm chống Pháp" đã đem lại vinh quang cho ông, tác phẩm được đưa vào làm sách giáo khoa trong các trường Đại học. Ông được bầu làm Chủ tịch đầu tiên của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.
Ngày 28/7/1969 ông mất tại Hà Nội, thọ 68 tuổi, an táng tại khu A Nghĩa trang Văn Điển, Hà Nội. Năm 1986 hài cốt của ông được chuyển về nghĩa trang Mai Dịch.
Tác phẩm
Một bầu tâm sự (1927)
Ngòi bút sắc (1927)
Hiến thân vì nước (1928)
Ngục trung ký sự (1927)
Anh hùng yêu nước (1928)
Câu chuyện chung (1928)
Thái Nguyên khởi nghĩa
Ba người anh kiệt nước Ý
Lịch sử Thủ đô Hà Nội (1960)
Nguyễn Trãi (1969)
Lê Văn Tám
Hồi ký Trần Huy Liệu – Nhà xuất bản KHXH và Viện Sử học – 1991
Lịch sử 80 năm chống Pháp (3 tập: tập I 1956, tập II 1959 và tập III 1960)
Sơ thảo lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam (1950 – 1951)
Tài liệu tham khảo lịch sử cận đại Việt Nam (1954 – 1958, 12 tập).
Rất hoan nghênh các bạn có những góp ý và đóng góp thêm hình ảnh, thông tin những tác phẩm còn thiếu để những thông tin trên được hoàn thiện giúp ích cho việc tra cứu. Xin chân thành cảm ơn mọi sự đóng góp của bạn trên diễn đàn.
Tiểu sử
Ông quê ở làng Vân Cát, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Ông có bút danh chính là Nam Kiều và nhiều bút hiệu khác như Đẩu Nam, Hải Khách, Côi Vị, Ẩm Hân Kiếm Bút.
Thuở nhỏ ông học thầy Bùi Trình Khiêm ở Nam Định, Hà Nội. Từ năm 1924, ông vào Nam công tác với các báo Nông cổ mín đàm, Rạng đông, làm chủ bút tờ Đông Pháp thời báo. Tháng 6 năm 1927 ông bị Pháp bắt, kết án tù vì có chân trong các tổ chức yêu nước.
Trần Huy Liệu có một người vợ chính thức và bốn người con. Ngoài ra, ông có một người vợ không chính thức và một người con nữa với bà. Người vợ không chính thức dù có con, em tham gia bộ đội và ủng hộ rất nhiều cho kháng chiến, bà vẫn bị quy địa chủ tại Cuộc cải cách ruộng đất năm 1954, giam giữ đến gần chết vì lao phổi.
Năm 1928 ông thành lập Cường học thư xã chuyên xuất bản sách cổ võ tinh thần yêu nước, nâng cao dân trí.
Cũng trong năm này, ông tham gia nhập Việt Nam Quốc dân đảng và tổ chức đảng bộ trong Nam giữ cương vị Bí thư kỳ Nam bộ.
Rồi bị Pháp bắt vào khoảng tháng 8 năm 1928, bị kết án 5 năm tù và đày ra Côn Đảo. Trong tù, vì tiếp xúc với người cộng sản ông tiếp thu chủ nghĩa cộng sản, tuyên bố li khai Quốc dân đảng, tự nguyện đứng vào hàng ngũ những người cộng sản.
Năm 1935, ông ra tù, bị trục xuất về miền Bắc. Từ năm 1936, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, tích cực hoạt động cho đảng.
Tháng 10 năm 1939 lại bị bắt đày đi Sơn La, Bá Vân, Nghĩa Lộ. Đến tháng 3 năm 1945, tham gia phá trại giam Nghĩa Lộ, vượt ngục trở về Hà Nội làm công tác cách mạng.
Từ năm 1953, ông chuyển sang công tác nghiên cứu khoa học, làm Trưởng ban Ban nghiên cứu Văn Sử Địa trực thuộc Trung ương Đảng cho đến năm 1959.
Sau đó ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ Viện trưởng đầu tiên của Viện Sử học, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam.
Ông để lại 290 công trình nghiên cứu và các bản hồi ký là một di sản đồ sộ, ông đã có những cống hiến xuất sắc cho nền sử học đất nước, trong đó cuốn sách "Lịch sử 80 năm chống Pháp" đã đem lại vinh quang cho ông, tác phẩm được đưa vào làm sách giáo khoa trong các trường Đại học. Ông được bầu làm Chủ tịch đầu tiên của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.
Ngày 28/7/1969 ông mất tại Hà Nội, thọ 68 tuổi, an táng tại khu A Nghĩa trang Văn Điển, Hà Nội. Năm 1986 hài cốt của ông được chuyển về nghĩa trang Mai Dịch.
Tác phẩm
Một bầu tâm sự (1927)
Ngòi bút sắc (1927)
Hiến thân vì nước (1928)
Ngục trung ký sự (1927)
Anh hùng yêu nước (1928)
Câu chuyện chung (1928)
Thái Nguyên khởi nghĩa
Ba người anh kiệt nước Ý
Lịch sử Thủ đô Hà Nội (1960)
Nguyễn Trãi (1969)
Lê Văn Tám
Hồi ký Trần Huy Liệu – Nhà xuất bản KHXH và Viện Sử học – 1991
Lịch sử 80 năm chống Pháp (3 tập: tập I 1956, tập II 1959 và tập III 1960)
Sơ thảo lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam (1950 – 1951)
Tài liệu tham khảo lịch sử cận đại Việt Nam (1954 – 1958, 12 tập).
Rất hoan nghênh các bạn có những góp ý và đóng góp thêm hình ảnh, thông tin những tác phẩm còn thiếu để những thông tin trên được hoàn thiện giúp ích cho việc tra cứu. Xin chân thành cảm ơn mọi sự đóng góp của bạn trên diễn đàn.