administrator
Administrator
Thành viên BQT
Pétrus Trương Vĩnh Ký (tên chữ Hán: 張永記, 1837 – 1898), tên hồi nhỏ là Trương Chánh Ký, sau này đổi tên đệm thành Trương Vĩnh Ký, hiệu Sĩ Tải; là một nhà chính trị, học giả, nhà văn, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục học và khảo cứu văn hóa của Việt Nam trong thế kỷ 19.
Tiểu sử
Ông sinh ngày 6/12/1837 (tức năm Đinh Dậu, Minh Mạng thứ 17) tại ấp Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, tổng Minh Lệ, huyện Tân Minh, phủ Hoàng An, tỉnh Vĩnh Long (nay là Vĩnh Thành, Chợ Lách, Bến Tre). Trương Vĩnh Ký là con thứ 3 (sau người chị đầu mất sớm và anh cả là Trương Vĩnh Sử) của Lãnh binh Trương Chánh Thi và bà Nguyễn Thị Châu. Ông là cháu 5 đời của Trương Đạt gốc làng Trường Dục, xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Họ tộc gần của ông có Trương Minh Giảng.
Lúc 5 tuổi, Vĩnh Ký cùng anh trai là Trương Vĩnh Sử được đi học chữ Hán với một thầy đồ tên Học ở trong xóm dạy. Năm ông 8 tuổi, cha ông được triều đình cử đi phò tá đoàn sứ thần sang Cao Miên (Campuchia ngày nay), rồi mất vì bệnh ở bên ấy. Thấy ông ngoan và cần mẫn, Cố Tám (một tu sĩ Công giáo từng được ông Thi che giấu lúc nhà Nguyễn cấm đạo gắt gao) đã khuyên mẹ ông cho ông đi học chữ Quốc ngữ và cải theo đạo Công giáo. Sau đó, ông có tên là Jean-Baptiste Pétrus Trương Chánh Ký, sau này đổi tên đệm là Pétrus Trương Vĩnh Ký, viết và gọi tắt là Pétrus Ký.
Đến khi Linh mục Long từ Pháp sang, Cố Tám (ít lâu sau ông mất) cho Pétrus Ký theo hầu nhà truyền giáo này. Thấy ông thông minh và ham học, Linh mục Long đã tận tình dạy dỗ chữ Latinh, đồng thời dành riêng cho ông một chỗ ở trong nhà Giảng vừa mới thành lập ở Cái Nhum.
Năm 11 tuổi (1848), theo đề nghị của Linh mục Long, vị Giám mục chủ quản xứ đạo lúc bấy giờ cho Pétrus Ký theo học với Cố đạo Hòa (tức Linh mục người Pháp Bouillevaux), đang giữ chức Cai tại trường đạo Pinha-lu ở Phnom Penh (Cao Miên). Ở đây, có các học sinh là người Cao Miên, Ai Lao (Lào), Miến Điện (Myanma), Trung Quốc... ông lân la làm quen và rồi học luôn các thứ tiếng ấy.
Năm 1851, Pétrus Ký lại được gửi vào trường đạo Dulalma ở Penang (đây là một hòn đảo nhỏ trên vùng biển Hạ Châu, tức Nam Dương, nay thuộc Malaysia). Ban đầu, đoàn du học (có Linh mục Long đi theo) đi theo đường bộ xuất phát từ Nam Vang, nhưng rồi đoàn bị lạc giữa rừng, lại gặp bão ở Biển Hồ, nên phải trở về Sài Gòn để xuống tàu thủy qua Penang... Trong khoảng thời gian theo học tại đây, ông còn học thêm các thứ tiếng khác, như: Ấn Độ, Anh, Tây Ban Nha, Mã Lai, Nhật Bản, Hy Lạp, Thái Lan, Pháp,...
Năm 21 tuổi (1858), Trương Vĩnh Ký học xong và về nước đúng vào lúc mẹ ông qua đời. Lúc Pétrus Ký trở về quê hương Cái Mơn, cũng là lúc thực dân Pháp đem quân sang xâm chiếm Việt Nam. Năm 1859, quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định, Pétrus Ký chạy lên Sài Gòn vào tá túc nhà vị Giám mục người Pháp Dominique Lefèbre, và được ông này giới thiệu làm thông ngôn cho Jauréguiberry vào ngày 20/12/1860. Năm 1861 Pétrus Ký thành hôn với bà Vương Thị Thọ (con gái ông Vương Tấn Ngươn, hương chủ làng Nhơn Giang [Chợ Quán] do Linh mục Đoan họ đạo Nhơn Giang mai mối) và dời về cư ngụ ở Chợ Quán, Sài Gòn.
Năm 1865, Pétrus Ký xin lập một tờ báo quốc ngữ mang tên là Gia Định báo. Lời yêu cầu của ông được chấp thuận và Nghị định cho phép xuất bản được ký ngày 1/4/1865, nhưng không phải ký cho ông mà lại ký cho một người Pháp tên là Ernest Potteaux, một viên thông ngôn làm việc tại Soái phủ Nam Kỳ. Mãi đến ngày 16/5/1869 mới có Nghị định của Chuẩn Đô đốc Ohier ký giao Gia Định báo cho Trương Vĩnh Ký làm Giám đốc, Huỳnh Tịnh Của làm Chủ bút; và khi ấy tờ báo mới thật sự được khởi sắc. Từ năm 1866 đến 1868, ông được bổ làm Giáo sư dạy tiếng Pháp ở trường Thông ngôn Sài Gòn. Ngày 3/9/1868, Trương Vĩnh Ký gửi thư cho ông Giám đốc Nội trị để xin từ chức.
Năm 1872, Pétrus Ký được Pháp thăng chức Tri huyện hạng nhất, đồng thời được bổ làm Đốc học (Giám đốc) trường Sư phạm dạy người Pháp học tiếng phương Đông, kiêm chức thư ký Hội đồng châu thành Chợ Lớn (1/6/1872).
Ngày 1/1/1874, Pétrus Ký lãnh chức Giáo sư dạy chữ Việt và chữ Pháp cho người Pháp và người Tây Ban Nha tại trường Tham biện Hậu bổ (Collège des administrateurs stagiaires), rồi làm Chánh đốc học trường ấy, đồng thời lãnh chức Ủy viên thượng Hội đồng Giáo dục (17/11/1874). Cũng trong năm này, Pétrus Ký được bình chọn đứng hàng thứ 17 trong 18 thành viên của hội "Savants du Monde", một hội gồm nhiều các khoa học, văn học Pháp. Năm 1877, ông là hội viên duy nhất và đầu tiên người Nam, được cử làm Ủy viên Hội đồng cai trị Sài Gòn. Ngày 17/5/1883, ông được Hàn Lâm Viện Pháp phong danh hiệu Viện sĩ (Officier d'Académie).
Năm 1886, Paul Bert (nghị sĩ, hội viên Hàn lâm, bác học gia sinh vật học) được cử sang Đông Dương làm Khâm sứ Trung Kỳ và Bắc Kỳ), trong bối cảnh sau khi Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi làm cuộc binh biến chống Pháp thất bại. Vốn là bạn từ trước, nên Paul Bert mời Trương Vĩnh Ký ra Huế giúp việc. Khoảng đầu tháng 6 năm ấy, Pétrus Ký ra Huế, được vua Đồng Khánh cho lãnh chức trong Cơ mật viện Tham tá, sung Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ.
Mặc dù đã trở về đời sống của một viên chức nhỏ, nhưng Pétrus Ký vẫn bị những người khác phe tìm cách hạ bậc lương và làm khó dễ việc vào ngạch Giáo sư sinh ngữ Đông Phương của ông. Khi trước, lúc còn được người Pháp ưu ái, những sách của Pétrus Ký đều được nhà cầm quyền Pháp bỏ tiền ra in, để phân phối cho học sinh. Nhưng từ khi bị hắt hủi, lui về ẩn dật ở Chợ Quán, ông phải bỏ tiền riêng ra in ấn và tự phát hành. Sách ế ẩm khiến Pétrus Ký phải mắc nhiều nợ.
Năm 1887, sau khi đi công tác ở Bangkok để giải quyết vấn đề giữa Thái Lan và Đông Dương, ông nghỉ hưu. Năm 1888, ông xuất bản tạp chí tư nhân Thông Loại Khóa Trình (Miscellanées), ra được 18 số (1888-1889) thì tạp chí đóng cửa. Cũng trong năm này, trường Thông ngôn đóng cửa, Pétrus Ký gần như thất nghiệp. Sống trong cảnh buồn chán do không còn được người Pháp trọng dụng, ông bệnh hoạn luôn. Pétrus Ký qua đời vào ngày 1/9/1898.
Theo "Tiểu dẫn về cuộc đời Trương Vĩnh Ký" in trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam, Trương Vĩnh Ký sử dụng thông thạo hoặc biết qua 27 ngoại ngữ, nên ông trở thành một trong số ít những người biết nhiều thứ tiếng ở Việt Nam, và đứng vào hàng những người biết nhiều ngoại ngữ bậc nhất trên thế giới. Tuy nhiên, không rõ mỗi ngôn ngữ ông biết ở trình độ nào. Theo Trương Vĩnh Ký ghi trong hồ sơ cá nhân thì ông biết hoặc đã học kỹ 7 ngoại ngữ, các ngôn ngữ còn lại có lẽ ông chỉ biết chút ít. Căn cứ theo các tác phẩm, thì trong tuổi thanh niên, Trương Vĩnh Ký có thể biết được 5, 6 thứ tiếng. Sau này, Trương Vĩnh Ký nghiên cứu thêm chữ Hán và chữ Nôm, và có thể biết (đọc, viết hoặc nói) được 7 - 8 thứ tiếng, trong đó dùng rất thông thạo tiếng Việt viết chữ Hán Nôm và tiếng Pháp. Mức đó là khá tốt đối với một học giả ở cuối thế kỷ 19.
Tác phẩm
Tổng cộng Trương Vĩnh Ký cho ra 121 tác phẩm chữ Việt và chữ Pháp mà nội dung được ông viết trong thư năm 1882 rằng:
"Trong các tác phẩm của tôi không bao giờ đi lệch mục đích chính là sự biến cải và đồng hóa dân tộc An Nam (theo tiêu chuẩn Ki-tô giáo Pháp)... Đệ trình với quý vị những tác phẩm này, tôi khẩn xin quý vị thẩm định mục đích mà tôi đã đề ra khi soạn thảo, và nếu quí vị nghĩ rằng những tác phẩm đó có thể là một lợi khí của tiến bộ và là một phương tiện thích hợp để tạo ra trong lúc này, sự thay đổi và đồng hóa mà nhà cầm quyền (thực dân Pháp) đang tìm cách thực hiện ở xứ này có lợi cho những kẻ thần phục mới của nhà cầm quyền, tôi mong rằng qúy vị sẽ góp phần vào việc xuất bản những sách này."
Tiểu sử
Ông sinh ngày 6/12/1837 (tức năm Đinh Dậu, Minh Mạng thứ 17) tại ấp Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, tổng Minh Lệ, huyện Tân Minh, phủ Hoàng An, tỉnh Vĩnh Long (nay là Vĩnh Thành, Chợ Lách, Bến Tre). Trương Vĩnh Ký là con thứ 3 (sau người chị đầu mất sớm và anh cả là Trương Vĩnh Sử) của Lãnh binh Trương Chánh Thi và bà Nguyễn Thị Châu. Ông là cháu 5 đời của Trương Đạt gốc làng Trường Dục, xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Họ tộc gần của ông có Trương Minh Giảng.
Lúc 5 tuổi, Vĩnh Ký cùng anh trai là Trương Vĩnh Sử được đi học chữ Hán với một thầy đồ tên Học ở trong xóm dạy. Năm ông 8 tuổi, cha ông được triều đình cử đi phò tá đoàn sứ thần sang Cao Miên (Campuchia ngày nay), rồi mất vì bệnh ở bên ấy. Thấy ông ngoan và cần mẫn, Cố Tám (một tu sĩ Công giáo từng được ông Thi che giấu lúc nhà Nguyễn cấm đạo gắt gao) đã khuyên mẹ ông cho ông đi học chữ Quốc ngữ và cải theo đạo Công giáo. Sau đó, ông có tên là Jean-Baptiste Pétrus Trương Chánh Ký, sau này đổi tên đệm là Pétrus Trương Vĩnh Ký, viết và gọi tắt là Pétrus Ký.
Đến khi Linh mục Long từ Pháp sang, Cố Tám (ít lâu sau ông mất) cho Pétrus Ký theo hầu nhà truyền giáo này. Thấy ông thông minh và ham học, Linh mục Long đã tận tình dạy dỗ chữ Latinh, đồng thời dành riêng cho ông một chỗ ở trong nhà Giảng vừa mới thành lập ở Cái Nhum.
Năm 11 tuổi (1848), theo đề nghị của Linh mục Long, vị Giám mục chủ quản xứ đạo lúc bấy giờ cho Pétrus Ký theo học với Cố đạo Hòa (tức Linh mục người Pháp Bouillevaux), đang giữ chức Cai tại trường đạo Pinha-lu ở Phnom Penh (Cao Miên). Ở đây, có các học sinh là người Cao Miên, Ai Lao (Lào), Miến Điện (Myanma), Trung Quốc... ông lân la làm quen và rồi học luôn các thứ tiếng ấy.
Năm 1851, Pétrus Ký lại được gửi vào trường đạo Dulalma ở Penang (đây là một hòn đảo nhỏ trên vùng biển Hạ Châu, tức Nam Dương, nay thuộc Malaysia). Ban đầu, đoàn du học (có Linh mục Long đi theo) đi theo đường bộ xuất phát từ Nam Vang, nhưng rồi đoàn bị lạc giữa rừng, lại gặp bão ở Biển Hồ, nên phải trở về Sài Gòn để xuống tàu thủy qua Penang... Trong khoảng thời gian theo học tại đây, ông còn học thêm các thứ tiếng khác, như: Ấn Độ, Anh, Tây Ban Nha, Mã Lai, Nhật Bản, Hy Lạp, Thái Lan, Pháp,...
Năm 21 tuổi (1858), Trương Vĩnh Ký học xong và về nước đúng vào lúc mẹ ông qua đời. Lúc Pétrus Ký trở về quê hương Cái Mơn, cũng là lúc thực dân Pháp đem quân sang xâm chiếm Việt Nam. Năm 1859, quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định, Pétrus Ký chạy lên Sài Gòn vào tá túc nhà vị Giám mục người Pháp Dominique Lefèbre, và được ông này giới thiệu làm thông ngôn cho Jauréguiberry vào ngày 20/12/1860. Năm 1861 Pétrus Ký thành hôn với bà Vương Thị Thọ (con gái ông Vương Tấn Ngươn, hương chủ làng Nhơn Giang [Chợ Quán] do Linh mục Đoan họ đạo Nhơn Giang mai mối) và dời về cư ngụ ở Chợ Quán, Sài Gòn.
Năm 1865, Pétrus Ký xin lập một tờ báo quốc ngữ mang tên là Gia Định báo. Lời yêu cầu của ông được chấp thuận và Nghị định cho phép xuất bản được ký ngày 1/4/1865, nhưng không phải ký cho ông mà lại ký cho một người Pháp tên là Ernest Potteaux, một viên thông ngôn làm việc tại Soái phủ Nam Kỳ. Mãi đến ngày 16/5/1869 mới có Nghị định của Chuẩn Đô đốc Ohier ký giao Gia Định báo cho Trương Vĩnh Ký làm Giám đốc, Huỳnh Tịnh Của làm Chủ bút; và khi ấy tờ báo mới thật sự được khởi sắc. Từ năm 1866 đến 1868, ông được bổ làm Giáo sư dạy tiếng Pháp ở trường Thông ngôn Sài Gòn. Ngày 3/9/1868, Trương Vĩnh Ký gửi thư cho ông Giám đốc Nội trị để xin từ chức.
Năm 1872, Pétrus Ký được Pháp thăng chức Tri huyện hạng nhất, đồng thời được bổ làm Đốc học (Giám đốc) trường Sư phạm dạy người Pháp học tiếng phương Đông, kiêm chức thư ký Hội đồng châu thành Chợ Lớn (1/6/1872).
Ngày 1/1/1874, Pétrus Ký lãnh chức Giáo sư dạy chữ Việt và chữ Pháp cho người Pháp và người Tây Ban Nha tại trường Tham biện Hậu bổ (Collège des administrateurs stagiaires), rồi làm Chánh đốc học trường ấy, đồng thời lãnh chức Ủy viên thượng Hội đồng Giáo dục (17/11/1874). Cũng trong năm này, Pétrus Ký được bình chọn đứng hàng thứ 17 trong 18 thành viên của hội "Savants du Monde", một hội gồm nhiều các khoa học, văn học Pháp. Năm 1877, ông là hội viên duy nhất và đầu tiên người Nam, được cử làm Ủy viên Hội đồng cai trị Sài Gòn. Ngày 17/5/1883, ông được Hàn Lâm Viện Pháp phong danh hiệu Viện sĩ (Officier d'Académie).
Năm 1886, Paul Bert (nghị sĩ, hội viên Hàn lâm, bác học gia sinh vật học) được cử sang Đông Dương làm Khâm sứ Trung Kỳ và Bắc Kỳ), trong bối cảnh sau khi Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi làm cuộc binh biến chống Pháp thất bại. Vốn là bạn từ trước, nên Paul Bert mời Trương Vĩnh Ký ra Huế giúp việc. Khoảng đầu tháng 6 năm ấy, Pétrus Ký ra Huế, được vua Đồng Khánh cho lãnh chức trong Cơ mật viện Tham tá, sung Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ.
Mặc dù đã trở về đời sống của một viên chức nhỏ, nhưng Pétrus Ký vẫn bị những người khác phe tìm cách hạ bậc lương và làm khó dễ việc vào ngạch Giáo sư sinh ngữ Đông Phương của ông. Khi trước, lúc còn được người Pháp ưu ái, những sách của Pétrus Ký đều được nhà cầm quyền Pháp bỏ tiền ra in, để phân phối cho học sinh. Nhưng từ khi bị hắt hủi, lui về ẩn dật ở Chợ Quán, ông phải bỏ tiền riêng ra in ấn và tự phát hành. Sách ế ẩm khiến Pétrus Ký phải mắc nhiều nợ.
Năm 1887, sau khi đi công tác ở Bangkok để giải quyết vấn đề giữa Thái Lan và Đông Dương, ông nghỉ hưu. Năm 1888, ông xuất bản tạp chí tư nhân Thông Loại Khóa Trình (Miscellanées), ra được 18 số (1888-1889) thì tạp chí đóng cửa. Cũng trong năm này, trường Thông ngôn đóng cửa, Pétrus Ký gần như thất nghiệp. Sống trong cảnh buồn chán do không còn được người Pháp trọng dụng, ông bệnh hoạn luôn. Pétrus Ký qua đời vào ngày 1/9/1898.
Theo "Tiểu dẫn về cuộc đời Trương Vĩnh Ký" in trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam, Trương Vĩnh Ký sử dụng thông thạo hoặc biết qua 27 ngoại ngữ, nên ông trở thành một trong số ít những người biết nhiều thứ tiếng ở Việt Nam, và đứng vào hàng những người biết nhiều ngoại ngữ bậc nhất trên thế giới. Tuy nhiên, không rõ mỗi ngôn ngữ ông biết ở trình độ nào. Theo Trương Vĩnh Ký ghi trong hồ sơ cá nhân thì ông biết hoặc đã học kỹ 7 ngoại ngữ, các ngôn ngữ còn lại có lẽ ông chỉ biết chút ít. Căn cứ theo các tác phẩm, thì trong tuổi thanh niên, Trương Vĩnh Ký có thể biết được 5, 6 thứ tiếng. Sau này, Trương Vĩnh Ký nghiên cứu thêm chữ Hán và chữ Nôm, và có thể biết (đọc, viết hoặc nói) được 7 - 8 thứ tiếng, trong đó dùng rất thông thạo tiếng Việt viết chữ Hán Nôm và tiếng Pháp. Mức đó là khá tốt đối với một học giả ở cuối thế kỷ 19.
Tác phẩm
Tổng cộng Trương Vĩnh Ký cho ra 121 tác phẩm chữ Việt và chữ Pháp mà nội dung được ông viết trong thư năm 1882 rằng:
"Trong các tác phẩm của tôi không bao giờ đi lệch mục đích chính là sự biến cải và đồng hóa dân tộc An Nam (theo tiêu chuẩn Ki-tô giáo Pháp)... Đệ trình với quý vị những tác phẩm này, tôi khẩn xin quý vị thẩm định mục đích mà tôi đã đề ra khi soạn thảo, và nếu quí vị nghĩ rằng những tác phẩm đó có thể là một lợi khí của tiến bộ và là một phương tiện thích hợp để tạo ra trong lúc này, sự thay đổi và đồng hóa mà nhà cầm quyền (thực dân Pháp) đang tìm cách thực hiện ở xứ này có lợi cho những kẻ thần phục mới của nhà cầm quyền, tôi mong rằng qúy vị sẽ góp phần vào việc xuất bản những sách này."
- Chuyện đời xưa (năm 1866)
- Kim Vân Kiều (năm 1875, in lần thứ hai năm 1898, lần ba năm 1911)
- Đại Nam quốc sử ký diễn ca (năm 1875)
- Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất Hợi (Voyage au Tonkin en 1876)
- Gia huấn ca (năm 1882)
- Chuyện khôi hài (năm 1882)
- Nữ tắc (năm 1882)
- Bất cượng chớ cượng làm chi (năm 1882)
- Phép lịch sự Annam (năm 1883)
- Pháp Việt tự điển (Les convenances et les civilités annamites, năm 1884)
- Kiếp phong trần (năm 1885)
- Cờ bạc nha phiến bằng tiếng thường và văn thơ (năm 1885)
- Lục súc tranh công (năm 1887)
- Tam tự kinh quốc ngữ diễn ca (năm 1887)
- Việt Pháp tự điển (năm 1887)
- Phan Trần truyện (năm 1889)
- Tứ thơ 1. Đại học, 2. Trung Dong (năm 1889)
- Lục Vân Tiên (năm 1889, tái bản lần thứ 4 năm 1897, lần thứ 5 năm 1901)
- Minh tâm bửu giám (quyển 1 năm 1891 và quyển 2 năm năm 1893)
- Ký ức lịch sử Sài Gòn và vùng phụ cận (???)
- Tiểu giáo trình Địa lý Nam Kỳ (???)
- Đại Nam tam thập nhất tỉnh thành đồ (???)
- Đại Nam tam thập nhứt tỉnh địa đồ (???)
- Dư đồ thuyết lược (Précis de géographie)
- Đại Nam tam thập nhất tỉnh thành đồ (???)
- Đại Nam tam thập nhứt tỉnh địa đồ (???)
- Abrégé de grammaire annamite (Tóm lược ngữ pháp An Nam)
- Cours de langue annamite (Bài giảng ngôn ngữ An Nam)
- Guide de la conversation annamite (Hướng dẫn đàm thoại An Nam)
- Cours de la langue mandarine ou des caractères chinois (Bài giảng tiếng quan thoại hay chữ Trung Quốc)
- Cours d'histoire annamite (Bài giảng lịch sử An Nam, quyển 1 năm 1875, quyển 2 năm 1877)
- Cours de littérature annamite (Bài giảng văn chương An Nam)
- Cours de géographie générale de l'Indochine (Bài giảng địa lý tổng quát Đông Dương)
- Grand Dictionnaire Annamite-Français (Đại tự điển An Nam-Pháp)...
Chỉnh sửa lần cuối bởi moderator: