administrator
Administrator
Thành viên BQT
Vũ Bằng (3/6/1913 – 7/4/1984), họ và tên đầy đủ là Vũ Đăng Bằng, là một nhà văn, nhà báo của Việt Nam. Ông là người có sở trường về viết truyện ngắn, tùy bút, bút ký. Ông đã vào Sài Gòn sau 1954 để làm báo và hoạt động tình báo. Ngoài bút hiệu Vũ Bằng, ông còn ký với các bút hiệu khác: Tiêu Liêu, Vịt Con, Thiên Thư, Vạn Lý Trình, Lê Tâm, Hoàng Thị Trâm.
Tiểu sử
Vũ Bằng sinh ngày 3/6/1913 tại Hà Nội và lớn lên trong một gia đình Nho học, quê gốc ở làng Lương Ngọc, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Ông theo học Trường Trung học Albert Sarraut, tốt nghiệp Tú tài Pháp.
Cha mẹ Vũ Bằng sinh sáu người con, ba trai ba gái. Cha mất sớm, Vũ Bằng ở với mẹ là chủ một tiệm bán sách ở phố Hàng Gai (Hà Nội), nên không bị thiếu thốn. Ngay khi còn nhỏ ông đã say mê viết văn, làm báo. Năm 16 tuổi ông đã có truyện đăng báo, liền sau đó ông lao vào nghề văn, nghề báo với tất cả niềm say mê, chứ không phải vì mưu sinh.
Năm 1935, ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Quỳ, người Bắc Ninh. Cuối năm 1946, Vũ Bằng cùng gia đình tản cư ra vùng kháng chiến.
Cuối năm 1948, trở về Hà Nội, ông bắt đầu tham gia hoạt động trong mạng lưới tình báo cách mạng. Năm 1954, được sự phân công của tổ chức, ông vào Sài Gòn, để lại vợ và con trai ở Hà Nội (năm 1967, bà Quỳ qua đời) và tiếp tục hoạt động cho đến 30/4/1975. Vì nhiều nguyên nhân, trong đó có sự đứt đoạn đường dây liên lạc, mãi đến sau này, ông mới được công nhận là người hoạt động cách mạng và được truy tặng huân chương nhà nước. Ở Sài Gòn, ông lập gia đình với bà Phấn.
Ông mất lúc 4 giờ 30 phút ngày 7/4/1984 tại TPHCM, thọ 71 tuổi. Ngày 13/2/2007, nhà văn Vũ Bằng được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Tác phẩm
- Lọ văn - 1931 (tập văn trào phúng)
- Một mình trong đêm tối - 1937 (tiểu thuyết)
- Truyện hai người - 1940 (tiểu thuyết)
- Tội ác và hối hận - 1940 (tiểu thuyết)
- Chớp bể mưa nguồn - 1941 (tiểu thuyết)
- Quých va Quác - 1941 (truyện thiếu nhi)
- Để cho chàng khỏi khổ - 1941 (tiểu thuyết)
- Bèo nước - 1944 (tiểu thuyết)
- Ba truyện mổ bụng - 1941 (tập truyện)
- Cai - 1944 (hồi ký)
- Mộc hoa vương - 1953 (tiểu thuyết)
- Ăn tết thủy tiên - 1956
- Miếng ngon Hà Nội - 1960 (bút ký)
- Miếng lạ miền Nam - 1969 (bút ký)
- Bốn mươi năm nói láo - 1969 (hồi ký)
- Khảo về tiểu thuyết - 1969 (biên khảo)
- Mê chữ - 1970 (tập truyện)
- Nhà văn lắm chuyện - 1971
- Những cây cười tiền chiến - 1971
- Thương nhớ mười hai - NXB Nguyễn Đình Vượng 1972 (bút ký)
- Người làm mả vợ - 1973 (tập truyện ký)
- Bóng ma nhà mệ Hoát - 1973 (tiểu thuyết)
- Nước mắt người tình - 1973 (tiểu thuyết)
- Tuyển tập Vũ Bằng (3 tập) - NXB Văn học 2000
- Những kẻ gieo gió (2 tập) - NXB Văn học 2003
- Vũ Bằng toàn tập (4 tập) - NXB Văn học 2006
- Vũ Bằng, Các tác phẩm mới tìm thấy - NXB Văn hóa Sài Gòn 2010 (Lại Nguyên Ân sưu tầm)
- Hà Nội trong cơn lốc - NXB Phụ Nữ 2010
- Văn Hóa... Gỡ - NXB Phụ Nữ 2012
và một số sách dịch khác.
Rất hoan nghênh các bạn có những góp ý và đóng góp thêm hình ảnh, thông tin những tác phẩm còn thiếu để những thông tin trên được hoàn thiện giúp ích cho việc tra cứu. Xin chân thành cảm ơn mọi sự đóng góp của bạn trên diễn đàn.
Tiểu sử
Vũ Bằng sinh ngày 3/6/1913 tại Hà Nội và lớn lên trong một gia đình Nho học, quê gốc ở làng Lương Ngọc, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Ông theo học Trường Trung học Albert Sarraut, tốt nghiệp Tú tài Pháp.
Cha mẹ Vũ Bằng sinh sáu người con, ba trai ba gái. Cha mất sớm, Vũ Bằng ở với mẹ là chủ một tiệm bán sách ở phố Hàng Gai (Hà Nội), nên không bị thiếu thốn. Ngay khi còn nhỏ ông đã say mê viết văn, làm báo. Năm 16 tuổi ông đã có truyện đăng báo, liền sau đó ông lao vào nghề văn, nghề báo với tất cả niềm say mê, chứ không phải vì mưu sinh.
Năm 1935, ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Quỳ, người Bắc Ninh. Cuối năm 1946, Vũ Bằng cùng gia đình tản cư ra vùng kháng chiến.
Cuối năm 1948, trở về Hà Nội, ông bắt đầu tham gia hoạt động trong mạng lưới tình báo cách mạng. Năm 1954, được sự phân công của tổ chức, ông vào Sài Gòn, để lại vợ và con trai ở Hà Nội (năm 1967, bà Quỳ qua đời) và tiếp tục hoạt động cho đến 30/4/1975. Vì nhiều nguyên nhân, trong đó có sự đứt đoạn đường dây liên lạc, mãi đến sau này, ông mới được công nhận là người hoạt động cách mạng và được truy tặng huân chương nhà nước. Ở Sài Gòn, ông lập gia đình với bà Phấn.
Ông mất lúc 4 giờ 30 phút ngày 7/4/1984 tại TPHCM, thọ 71 tuổi. Ngày 13/2/2007, nhà văn Vũ Bằng được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Tác phẩm
- Lọ văn - 1931 (tập văn trào phúng)
- Một mình trong đêm tối - 1937 (tiểu thuyết)
- Truyện hai người - 1940 (tiểu thuyết)
- Tội ác và hối hận - 1940 (tiểu thuyết)
- Chớp bể mưa nguồn - 1941 (tiểu thuyết)
- Quých va Quác - 1941 (truyện thiếu nhi)
- Để cho chàng khỏi khổ - 1941 (tiểu thuyết)
- Bèo nước - 1944 (tiểu thuyết)
- Ba truyện mổ bụng - 1941 (tập truyện)
- Cai - 1944 (hồi ký)
- Mộc hoa vương - 1953 (tiểu thuyết)
- Ăn tết thủy tiên - 1956
- Miếng ngon Hà Nội - 1960 (bút ký)
- Miếng lạ miền Nam - 1969 (bút ký)
- Bốn mươi năm nói láo - 1969 (hồi ký)
- Khảo về tiểu thuyết - 1969 (biên khảo)
- Mê chữ - 1970 (tập truyện)
- Nhà văn lắm chuyện - 1971
- Những cây cười tiền chiến - 1971
- Thương nhớ mười hai - NXB Nguyễn Đình Vượng 1972 (bút ký)
- Người làm mả vợ - 1973 (tập truyện ký)
- Bóng ma nhà mệ Hoát - 1973 (tiểu thuyết)
- Nước mắt người tình - 1973 (tiểu thuyết)
- Tuyển tập Vũ Bằng (3 tập) - NXB Văn học 2000
- Những kẻ gieo gió (2 tập) - NXB Văn học 2003
- Vũ Bằng toàn tập (4 tập) - NXB Văn học 2006
- Vũ Bằng, Các tác phẩm mới tìm thấy - NXB Văn hóa Sài Gòn 2010 (Lại Nguyên Ân sưu tầm)
- Hà Nội trong cơn lốc - NXB Phụ Nữ 2010
- Văn Hóa... Gỡ - NXB Phụ Nữ 2012
và một số sách dịch khác.
Rất hoan nghênh các bạn có những góp ý và đóng góp thêm hình ảnh, thông tin những tác phẩm còn thiếu để những thông tin trên được hoàn thiện giúp ích cho việc tra cứu. Xin chân thành cảm ơn mọi sự đóng góp của bạn trên diễn đàn.
Sửa lần cuối: