Sách Cũ Sài Gòn
Moderator
Thành viên BQT
Kawabata Yasunari (川端 康成, かわばた やすなり) (14/6/1899 – 16/4/1972) là tiểu thuyết gia người Nhật đầu tiên và người châu Á thứ ba, sau Rabindranath Tagore (Ấn Độ năm 1913) và Shmuel Yosef Agnon (Israel năm 1966), đoạt Giải Nobel Văn học năm 1968, đúng dịp kỷ niệm 100 năm hiện đại hóa văn học Nhật Bản tính từ cuộc Duy Tân của Minh Trị Thiên Hoàng năm 1868.
Những sáng tác văn chương, những tiểu luận mỹ học và phê bình văn học của Kawabata Yasunari, qua thời gian vẫn luôn đem lại hấp lực mạnh mẽ đối với nhiều nhà phương Đông học trên khắp các châu lục có sức lôi cuốn rộng rãi độc giả trên thế giới, phản ảnh nhiều phương diện của văn hóa Nhật cũng như những rung cảm đầy đam mê mà tinh tế của tâm hồn Nhật.
Kawabata sinh ở Osaka, mồ côi từ năm lên 2, từ đó cậu bé và chị sống cùng ông bà ngoại. Khi cậu lên 7 thì bà ngoại qua đời, lên 9 thì mất chị, được 14 tuổi thì mất cả ông ngoại, cậu phải về Tokyo sống với gia đình người dì. Đứa trẻ ốm yếu lại côi cút Kawabata chỉ còn biết tựa mình vào năng lực sáng tạo, phong kín vết thương tâm hồn của mình bằng cuộc tìm kiếm mê mải cái đẹp trong cuộc đời. Tuy nhiên vào tháng 1 năm 1916, ông chuyển đến một trường nội trú gần trường trung hoc cơ sở mà trước đây ông đi lại bằng tàu hỏa. Qua nhiều tác phẩm của Kawabata,cảm giác xa cách trong cuộc sống của ông được thể hiện. Kawabata thường tạo ấn tượng bằng rằng các nhân vật của mình đã xây dựng một bức tường xung quanh để tự cô lập họ.
"Không bao giờ tôi trút được ám ảnh rằng mình là một người lang thang ưu sầu. Luôn luôn mơ mộng tuy rằng chẳng bao giờ chìm đắm hoàn toàn trong mơ, mà vẫn luôn tỉnh thức giữa khi mơ..."
Hồi nhỏ, Kawabata vẫn mơ ước vẽ tranh. Nhưng đến tuổi mười lăm, ông cảm thấy mình có tài viết hơn là vẽ, nên quyết định chọn con đường văn chương. Do đó mà trong văn xuôi Kawabata, những phong cảnh thiên nhiên và thế giới tâm hồn không ngớt mở ra trước mắt ta những màu sắc tinh tế.
Thơ ca và truyện ngắn của Kawabata được ấn hành ngay từ lúc ông còn là học sinh trung học. Tình yêu thơ ca thấm đượm trong từng trang văn của ông, đặc biệt với loại truyện rất ngắn mà ông gọi là truyện ngắn trong lòng bàn tay, loại truyện mà ông luôn thích viết trong suốt cuộc đời mình, như ông giải thích: "Tuổi trẻ trong đời nhiều nhà văn thường dành cho thơ ca; còn tôi, thay vì thơ ca, tôi viết những tác phẩm nhỏ gọi là truyện ngắn trong lòng bàn tay... Hồn thơ những ngày trẻ tuổi của tôi sống sót trong những câu chuyện ấy..."
Vào Đại học Tokyo, Kawabata nghiên cứu cả văn học Anh lẫn văn học Nhật. Ông say mê thơ văn cổ điển dân tộc như Truyện kể Genji của Murasaki Shikibu, Sách gối đầu của Sein Shonagon lẫn các tác giả hiện đại Tây phương như Marcel Proust, James Joyce...
Dù có nhiều tác phẩm làm mê hoặc văn đàn (như Xứ tuyết - một kiệt tác, Ngàn cánh hạc, Ngàn cánh hạc, Ngàn cánh hạc, Đẹp và buồn...)
Bản thân Kawabata cho rằng tác phẩm hay nhất của mình là Danh thủ cờ vây (名人, 1951), truyện ngắn này tương phản rõ rệt với những tác phẩm khác. Truyện kể lại (có hư cấu thêm) một ván cờ vây năm 1938, mà ông đã tường thuật cho báo Mainichi. Đó là ván cờ cuối cùng của danh thủ Shūsai, ông này đã thua người thách đấu trẻ hơn mình, rồi qua đời một năm sau. Mặc dù truyện có vẻ hời hợt, chỉ là thuật lại một cuộc đấu tranh lên đến đỉnh điểm, một số độc giả cho rằng đó là ẩn dụ thất bại của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai, số khác lại coi là cuộc đấu tranh giữa truyền thống và hiện đại.
Năm 1968, Kawabata được trao tặng giải Nobel với lời ca ngợi của Viện Hàn lâm Thụy Điển: "Ông là người tôn vinh cái đẹp hư ảo và hình ảnh u uẩn của hiện hữu trong đời sống thiên nhiên và trong định mệnh con người." (diễn văn của tiến sĩ Anders Usterling trong lễ trao giải).
Là chủ tịch Hội Văn Bút Nhật Bản trong nhiều năm sau chiến tranh, Kawabata đã thúc đẩy việc dịch văn học Nhật sang tiếng Anh và các thứ tiếng phương tây khác.
Cái chết
Kawabata tự sát vào năm 1972 tự tử bằng khí đốt trong một căn phòng ở Hayama,Kamakura. Nhiều giả thuyết đã được đưa ra, như sức khỏe kém, hoặc mối tình bị cấm đoán, cũng có thể do cú sốc bởi vụ tự tử của bạn ông, nhà văn Mishima Yukio năm 1970. Tuy nhiên khác với Mishima, Kawabata không để lại thư tuyệt mệnh, và vì trong tác phẩm ông không gợi ý gì, đến nay không ai biết nguyên nhân thực sự.
Một số tác phẩm chính
- Xứ Tuyết - NXB Hội Nhà Văn 1995. Ngô Văn Phú & Vũ Đình Bình dịch theo bản tiếng Pháp
- Xứ Tuyết (雪国) - IPM và NXB Hồng Đức phát hành bìa cứng năm 2018 và tái bản bìa mềm 2020. Lam Anh dịch
- Hồ - Nhã Nam & NXB Văn Học, 2019. Uyên Thiểm dịch
- Đẹp và buồn (美しさと哀しみと) - Bìa cứng, Nhã Nam & NXB Hà Nội 2019. Mai Kim Ngọc dịch
- Ngàn cánh hạc (千羽鶴) - IPM và NXB Hồng Đức phát hành bìa cứng năm 2021. An Nhiên dịch
- Hồ (みづうみ) - Nhã Nam & NXB Văn Học tái bản bìa cứng 2022. Uyên Thiểm dịch
Những sáng tác văn chương, những tiểu luận mỹ học và phê bình văn học của Kawabata Yasunari, qua thời gian vẫn luôn đem lại hấp lực mạnh mẽ đối với nhiều nhà phương Đông học trên khắp các châu lục có sức lôi cuốn rộng rãi độc giả trên thế giới, phản ảnh nhiều phương diện của văn hóa Nhật cũng như những rung cảm đầy đam mê mà tinh tế của tâm hồn Nhật.
Kawabata sinh ở Osaka, mồ côi từ năm lên 2, từ đó cậu bé và chị sống cùng ông bà ngoại. Khi cậu lên 7 thì bà ngoại qua đời, lên 9 thì mất chị, được 14 tuổi thì mất cả ông ngoại, cậu phải về Tokyo sống với gia đình người dì. Đứa trẻ ốm yếu lại côi cút Kawabata chỉ còn biết tựa mình vào năng lực sáng tạo, phong kín vết thương tâm hồn của mình bằng cuộc tìm kiếm mê mải cái đẹp trong cuộc đời. Tuy nhiên vào tháng 1 năm 1916, ông chuyển đến một trường nội trú gần trường trung hoc cơ sở mà trước đây ông đi lại bằng tàu hỏa. Qua nhiều tác phẩm của Kawabata,cảm giác xa cách trong cuộc sống của ông được thể hiện. Kawabata thường tạo ấn tượng bằng rằng các nhân vật của mình đã xây dựng một bức tường xung quanh để tự cô lập họ.
"Không bao giờ tôi trút được ám ảnh rằng mình là một người lang thang ưu sầu. Luôn luôn mơ mộng tuy rằng chẳng bao giờ chìm đắm hoàn toàn trong mơ, mà vẫn luôn tỉnh thức giữa khi mơ..."
Hồi nhỏ, Kawabata vẫn mơ ước vẽ tranh. Nhưng đến tuổi mười lăm, ông cảm thấy mình có tài viết hơn là vẽ, nên quyết định chọn con đường văn chương. Do đó mà trong văn xuôi Kawabata, những phong cảnh thiên nhiên và thế giới tâm hồn không ngớt mở ra trước mắt ta những màu sắc tinh tế.
Thơ ca và truyện ngắn của Kawabata được ấn hành ngay từ lúc ông còn là học sinh trung học. Tình yêu thơ ca thấm đượm trong từng trang văn của ông, đặc biệt với loại truyện rất ngắn mà ông gọi là truyện ngắn trong lòng bàn tay, loại truyện mà ông luôn thích viết trong suốt cuộc đời mình, như ông giải thích: "Tuổi trẻ trong đời nhiều nhà văn thường dành cho thơ ca; còn tôi, thay vì thơ ca, tôi viết những tác phẩm nhỏ gọi là truyện ngắn trong lòng bàn tay... Hồn thơ những ngày trẻ tuổi của tôi sống sót trong những câu chuyện ấy..."
Vào Đại học Tokyo, Kawabata nghiên cứu cả văn học Anh lẫn văn học Nhật. Ông say mê thơ văn cổ điển dân tộc như Truyện kể Genji của Murasaki Shikibu, Sách gối đầu của Sein Shonagon lẫn các tác giả hiện đại Tây phương như Marcel Proust, James Joyce...
Dù có nhiều tác phẩm làm mê hoặc văn đàn (như Xứ tuyết - một kiệt tác, Ngàn cánh hạc, Ngàn cánh hạc, Ngàn cánh hạc, Đẹp và buồn...)
Bản thân Kawabata cho rằng tác phẩm hay nhất của mình là Danh thủ cờ vây (名人, 1951), truyện ngắn này tương phản rõ rệt với những tác phẩm khác. Truyện kể lại (có hư cấu thêm) một ván cờ vây năm 1938, mà ông đã tường thuật cho báo Mainichi. Đó là ván cờ cuối cùng của danh thủ Shūsai, ông này đã thua người thách đấu trẻ hơn mình, rồi qua đời một năm sau. Mặc dù truyện có vẻ hời hợt, chỉ là thuật lại một cuộc đấu tranh lên đến đỉnh điểm, một số độc giả cho rằng đó là ẩn dụ thất bại của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai, số khác lại coi là cuộc đấu tranh giữa truyền thống và hiện đại.
Năm 1968, Kawabata được trao tặng giải Nobel với lời ca ngợi của Viện Hàn lâm Thụy Điển: "Ông là người tôn vinh cái đẹp hư ảo và hình ảnh u uẩn của hiện hữu trong đời sống thiên nhiên và trong định mệnh con người." (diễn văn của tiến sĩ Anders Usterling trong lễ trao giải).
Là chủ tịch Hội Văn Bút Nhật Bản trong nhiều năm sau chiến tranh, Kawabata đã thúc đẩy việc dịch văn học Nhật sang tiếng Anh và các thứ tiếng phương tây khác.
Cái chết
Kawabata tự sát vào năm 1972 tự tử bằng khí đốt trong một căn phòng ở Hayama,Kamakura. Nhiều giả thuyết đã được đưa ra, như sức khỏe kém, hoặc mối tình bị cấm đoán, cũng có thể do cú sốc bởi vụ tự tử của bạn ông, nhà văn Mishima Yukio năm 1970. Tuy nhiên khác với Mishima, Kawabata không để lại thư tuyệt mệnh, và vì trong tác phẩm ông không gợi ý gì, đến nay không ai biết nguyên nhân thực sự.
Một số tác phẩm chính
- Lễ chiêu hồn, truyện ngắn (Shokonsai ikkei, 1921)
- Vũ nữ Izu (伊豆の踊り子 Izu no Odoriko 1926)
- Hồng đoàn Asakusa (Asakusa Kurerai dan, 1930)
- Thủy tinh huyền tưởng (Suisho genso, 1931)
- Cầm thú (Kinju, 1933)
- Xứ tuyết (雪国 Yukiguni, 1935-37, 1947)
- Ngàn cánh hạc (千羽鶴 Sembazuru, 1949-52)
- Danh thủ cờ vây (名人 Meijin, 1951-54)
- Tiếng rền của núi (山の音 Yama no Oto, 1949-54)
- Hồ (Mizuumi, 1955)
- Người đẹp say ngủ (眠れる美女 Nemueru bijo, 1961)
- Cố đô (古都 Koto, 1962)
- Đẹp và buồn (美しさと哀しみと Utsukushisa to Kanashimi to, 1964)
- Cánh tay, truyện ngắn (1965)
- Tôi ở đất Phù Tang xinh đẹp, diễn từ nhận giải Nobel (Utsukushii Nihon no watakushi, 1968)
- Tóc dài (Kani wa Nagaku, 1970)
- Truyện ngắn trong lòng bàn tay (掌の小説 Tenohira no shosetsu, 1971)
- Xứ Tuyết - NXB Hội Nhà Văn 1995. Ngô Văn Phú & Vũ Đình Bình dịch theo bản tiếng Pháp
- Xứ Tuyết (雪国) - IPM và NXB Hồng Đức phát hành bìa cứng năm 2018 và tái bản bìa mềm 2020. Lam Anh dịch
- Hồ - Nhã Nam & NXB Văn Học, 2019. Uyên Thiểm dịch
- Đẹp và buồn (美しさと哀しみと) - Bìa cứng, Nhã Nam & NXB Hà Nội 2019. Mai Kim Ngọc dịch
- Ngàn cánh hạc (千羽鶴) - IPM và NXB Hồng Đức phát hành bìa cứng năm 2021. An Nhiên dịch
- Hồ (みづうみ) - Nhã Nam & NXB Văn Học tái bản bìa cứng 2022. Uyên Thiểm dịch
Sửa lần cuối: