
administrator
Administrator
Thành viên BQT
Đoàn Như Khuê (1883 – 1957), tự Quý Huyền, hiệu Hải Nam (海南), là nhà báo, nhà thơ Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20.
Tiểu sử
Ông là người làng Hải Yến, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Thuở nhỏ ông theo học chữ Hán, có đi thi Hương mấy lần nhưng đều hỏng. Sau, ông bỏ học chữ Hán, tự học Quốc ngữ; ra Hà Nội viết sách, dịch sách, và viết cho tờ Nam Phong tạp chí, Đông Dương tạp chí, v.v...
Sau năm 1945 ông tham gia Hội Văn hóa Cứu quốc Liên khu III. Khi Hiệp định Genève 1954 được ký kết, hòa bình được tái lập, ông về định cư ở Hà Nội, và vẫn sống bằng nghề dịch thuật và văn triết cổ Trung Quốc cho đến khi mất (1957).
Tác phẩm
Tiểu sử
Ông là người làng Hải Yến, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Thuở nhỏ ông theo học chữ Hán, có đi thi Hương mấy lần nhưng đều hỏng. Sau, ông bỏ học chữ Hán, tự học Quốc ngữ; ra Hà Nội viết sách, dịch sách, và viết cho tờ Nam Phong tạp chí, Đông Dương tạp chí, v.v...
Sau năm 1945 ông tham gia Hội Văn hóa Cứu quốc Liên khu III. Khi Hiệp định Genève 1954 được ký kết, hòa bình được tái lập, ông về định cư ở Hà Nội, và vẫn sống bằng nghề dịch thuật và văn triết cổ Trung Quốc cho đến khi mất (1957).
Tác phẩm
- Một tấm lòng (thơ, in lần thứ nhất tại nhà in Mạc Đình Tư, Hà Nội, 1917).
- Cảo thơm (thơ văn hợp tuyển, in tại nhà in Ngô Tử Hạ, Hà Nội, 1924).
- Luận ngữ cách ngôn (sách Luận ngữ trích dịch ra văn vần dùng làm sách giáo khoa, Hà Nội, 1927).
- Minh đạo gia huấn (dịch ra văn vần dùng làm sách giáo khoa, chưa rõ năm xuất bản).
- Gương đại gia đình (ký tên Nam Thăng Dã, chưa rõ năm xuất bản).