Chế độ xem của khách vãng lai bị hạn chế

Nobel văn học Tổng hợp tác giả đoạt giải Nobel văn học

administrator

administrator

Administrator
Thành viên BQT
Giải Nobel Văn học (tiếng Thụy Điển: Nobelpriset i litteratur) là một trong sáu giải thưởng của nhóm Giải Nobel, giải được trao hàng năm cho một tác giả từ bất cứ quốc gia nào có, theo cách dùng từ trong di chúc của Alfred Nobel, tác phẩm xuất sắc nhất theo khuynh hướng duy tâm (nguyên văn tiếng Thụy Điển: "den som inom litteraturen har producerat det utmärktaste i idealisk riktning"). "Tác phẩm" ở đây có thể là toàn bộ sự nghiệp sáng tác của người được trao giải hoặc là một số tác phẩm riêng biệt được nêu trong phần lý do trao tặng. Cơ quan quyết định người được nhận Giải Nobel Văn học là Viện Hàn lâm Thụy Điển, quyết định này được công bố vào đầu tháng 10 hàng năm.
Giải_thưởng_Nobel_văn_chương.jpg
Huy chương giải Nobel văn chương

Câu trích dẫn trong di chúc của Nobel về giải thưởng này đã dẫn đến nhiều tranh cãi. Trong tiếng Thụy Điển, từ idealisk vừa có thể hiểu là duy tâm (idealistic), vừa có thể hiểu là lý tưởng (ideal). Vì vậy, trong giai đoạn đầu của Giải Nobel Văn học, Ủy ban Nobel đã gặp nhiều lúng túng trong việc lựa chọn người xứng đáng và đã bỏ qua nhiều nhà văn nổi tiếng thế giới như Lev Tolstoy hay Henrik Ibsen, với lý do là tác phẩm của họ chưa đủ "duy tâm". Tuy nhiên giai đoạn sau, nguyên tắc cứng nhắc này đã được nới lỏng và người được nhận giải thưởng thường đều là những tác giả được thế giới công nhận.

Thủ tục xét giải
Hằng năm, Viện Hàn lâm Thụy Điển sẽ gửi các đề nghị đề cử những tác giả theo họ là xứng đáng được trao Giải Nobel Văn học. Ngoài các viện sĩ của Viện Hàn lâm Thụy Điển thì thành viên của các hội và viện hàn lâm văn học, giáo sư văn học và ngôn ngữ, những người từng được trao giải thưởng này và chủ tịch các hiệp hội nhà văn cũng được quyền đề cử, tuy nhiên họ không được quyền đề cử bản thân mình.

Mỗi năm, có hàng ngàn đề nghị được gửi đi và có khoảng 50 đề cử phản hồi. Các đề cử phải được gửi đến Viện trước ngày 1 tháng 2, sau đó nó sẽ được một ủy ban xem xét kỹ lưỡng. Từ tháng 4, Viện bắt đầu giới hạn số ứng cử viên xuống còn khoảng 20 và đến mùa hè thì chỉ còn khoảng 5 tác giả nằm trong danh sách đề cử. Các tháng tiếp theo, viện sĩ của Viện bắt đầu nghiên cứu kỹ tác phẩm của những ứng cử viên cuối cùng này. Đến tháng 10, các viện sĩ sẽ bỏ phiếu, và ứng cử viên nào nhận được quá bán số phiếu sẽ là người được trao giải. Quá trình này diễn ra tương tự với thủ tục xét giải của các giải Nobel khác. Nói chung thì việc đề cử và thảo luận về các ứng cử viên sẽ được giữ kín trong vòng 50 năm, tuy vậy đôi khi các tác giả cũng được thông tin về việc mình được đề cử.

Khoản tiền kèm theo Giải Nobel Văn học đã thay đổi nhiều lần kể từ khi giải đầu tiên được trao năm 1901, đến đầu thế kỷ 21, trị giá của nó vào khoảng 10 triệu kronor Thụy Điển. Tác giả được trao Giải Nobel Văn học sẽ được nhận số tiền này kèm theo một giấy chứng nhận của Ủy ban Nobel và một huy chương vàng, đồng thời họ cũng sẽ được mời phát biểu tại lễ trao giải diễn ra vào ngày 10 tháng 12 hàng năm tại Stockholm.

Giải thưởng thường được công bố vào tháng 10. Đôi khi, giải thưởng đã được công bố năm sau năm đề cử, mới nhất là giải thưởng năm 2018. Vào ngày 4 tháng 5 năm 2018, Viện Hàn lâm Thụy Điển đã thông báo rằng, bởi vì các cuộc tranh đấu nội bộ, người đoạt giải 2018 sẽ được công bố vào năm 2019 cùng với người đoạt giải 2019.

Danh sách các tác giả đoạt giả Nobel văn chương
Năm - Tác giả (Quốc gia)
1901 - Sully Prudhomme (Pháp)
1902 - Theodor Mommsen (Đức)
1903 - Bjørnstjerne Bjørnson (Na Uy)
1904 - Frédéric Mistral (Pháp)
1904 - José Echegaray (TBN)
1905 - Henryk Sienkiewicz (Ba Lan)
1906 - Giosuè Carducci (Ý)
1907 - Rudyard Kipling (Anh)
1908 - Rudolf Christoph Eucken (Đức)
1909 - Selma Lagerlöf (Thụy Điển)
1910 - Paul Johann Ludwig von Heyse (Đức)
1911 - Maurice Maeterlinck (Bỉ)
1912 - Gerhart Hauptmann (Đức)
1913 - Rabindranath Tagore (Ấn Độ)
1914 - Không trao giải
1915 - Romain Rolland (Pháp)
1916 - Verner von Heidenstam (Thụy Điển)
1917 - Karl Adolph Gjellerup (Đan Mạch)
1917 - Henrik Pontoppidan (Đan Mạch)
1918 - Không trao giải
1919 - Carl Spitteler (Thụy Sĩ)
1920 - Knut Hamsun (Na Uy)
1921 - Anatole France (Pháp)
1922 - Jacinto Benavente (TBN)
1923 - William Butler Yeats (Ireland)
1924 - Wladyslaw Reymont (Ba Lan)
1925 - George Bernard Shaw (Ireland)
1926 - Grazia Deledda (Ý)
1927 - Henri Bergson (Pháp)
1928 - Sigrid Undset (Na Uy)
1929 - Thomas Mann (Đức)
1930 - Sinclair Lewis (Mỹ)
1931 - Erik Axel Karlfeldt (Thụy Điển)
1932 - John Galsworthy (Anh)
1933 - Ivan Bunin (Liên Xô - Cư trú tại Pháp)
1934 - Luigi Pirandello (Ý)
1935 - Không trao giải
1936 - Eugene O'Neill (Mỹ)
1937 - Roger Martin du Gard (Pháp)
1938 - Pearl Buck (Mỹ)
1939 - Frans Eemil Sillanpää (Phần Lan)
1940 đến 1943 - Không trao giải do Chiến tranh thế giới thứ hai
1944 - Johannes Vilhelm Jensen (Đan Mạch)
1945 - Gabriela Mistral (Chile)
1946 - Hermann Hesse (Đức)
1947 - André Gide (Pháp)
1948 - Thomas Stearns Elio (Anh)
1949 - William Faulkner (Mỹ)
1950 - Bertrand Russell (Anh)
1951 - Pär Lagerkvist (Thụy Điển)
1952 - François Mauriac (Pháp)
1953 - Winston Churchill (Anh)
1954 - Ernest Hemingway (Mỹ)
1955 - Halldór Laxness (Iceland)
1956 - Juan Ramón Jiménez (TBN)
1957 - Albert Camus (Pháp)
1958 - Boris Pasternak - từ chối giải (Liên Xô)
1959 - Salvatore Quasimodo (Ý)
1960 - Saint-John Perse (Pháp)
1961 - Ivo Andrić (Nam Tư)
1962 - John Steinbeck (Mỹ)
1963 - Giorgos Seferis (Hy Lạp)
1964 - Jean-Paul Sartre (Pháp)
1965 - Mikhail Sholokhov (Liên Xô)
1966 - Shmuel Yosef Agnon (Israel)
1966 - Nelly Sachs (Đức)
1967 - Miguel Ángel Asturias (Guatemala)
1968 - Kawabata Yasunari (Nhật)
1969 - Samuel Beckett (Ireland)
1970 - Aleksandr Solzhenitsyn (Liên Xô)
1971 - Pablo Neruda (Chile)
1972 - Heinrich Böll (Đức)
1973 - Patrick White (Úc)
1974 - Eyvind Johnson (Thụy Điển)
1974 - Harry Martinson (Thụy Điển)
1975 - Eugenio Montale (Ý)
1976 - Saul Bellow (Mỹ)
1977 - Vicente Aleixandre (TBN)
1978 - Isaac Bashevis Singer (Mỹ)
1979 - Odysseus Elytis (Hy Lạp)
1980 - Czesław Miłosz (Ba Lan)
1981 - Elias Canetti (Anh)
1982 - Gabriel García Márquez (Colombia)
1983 - William Golding (Anh)
1984 - Jaroslav Seifert (Tiệp Khắc)
1985 - Claude Simon (Pháp)
1986 - Wole Soyinka (Nigeria)
1987 - Joseph Brodsky (Mỹ)
1988 - Naguib Mahfouz (Ai Cập)
1989 - Camilo José Cela (TBN)
1990 - Octavio Paz (México)
1991 - Nadine Gordimer (Nam Phi)
1992 - Derek Walcott (Saint Lucia)
1993 - Toni Morrison (Mỹ)
1994 - Oe Kenzaburo (Nhật)
1995 - Seamus Heaney (Ireland)
1996 - Wisława Szymborska (Ba Lan)
1997 - Dario Fo (Ý)
1998 - José Saramago (BĐN)
1999 - Günter Grass (Đức)
2000 - Cao Hành Kiện (TQ - Cư trú ở Pháp)
2001 - Vidiadhar Surajprasad Naipaul (Anh)
2002 - Imre Kertész (Hungary)
2003 - John Maxwell Coetzee (Nam Phi)
2004 - Elfriede Jelinek (Áo)
2005 - Harold Pinter (Anh)
2006 - Orhan Pamuk (Thổ Nhĩ Kỳ)
2007 - Doris Lessing (Anh)
2008 - Jean-Marie Gustave Le Clézio (Pháp)
2009 - Herta Müller (Đức)
2010 - Mario Vargas Llosa (Peru)
2011 - Tomas Tranströmer (Thụy Điển)
2012 - Mạc Ngôn (Trung Quốc)
2013 - Alice Munro (Canada)
2014 - Patrick Modiano (Pháp)
2015 - Svetlana Alexievich (Belarus)
2016 - Bob Dylan (Mỹ)
2017 - Kazuo Ishiguro (Nhật)
2018 - Olga Tokarczuk (Ba Lan)
2019 - Peter Handke (Áo)
2020 - Louise Glück (Mỹ)
2021 - Abdulrazak Gurnah (Anh)
2022 - Annie Ernaux (Pháp)
 
Top